Nga sẽ bay thử nghiệm máy bay ném bom Tu-160 nâng cấp

Minh Anh Thứ sáu, ngày 04/03/2016 10:50 AM (GMT+7)
Tư lệnh Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga, tướng Viktor Bondarev cho biết, những chuyến bay đầu tiên của chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160 hiện đại hoá sẽ được thực hiện vào năm 2019.
Bình luận 0

“Sự nâng cấp cho các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 đang được tiến hành theo sắc lệnh của tổng thống. Tôi tin rằng, vào năm 2019, nó có thể bắt đầu bay thử”, ông Bondarev nói vào hôm 2.3.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, Yuri Borisov từng khẳng định vào hồi tháng 2.2016 rằng, Tu-160 mới sẽ có những khả năng hoàn toàn khác biệt và vươt trội hơn hẳn thế hệ cũ.

Tupolev Tu-160 là máy bay ném bom hạng nặng có thể bay với tốc độ siêu âm. Đây là chiếc máy bay ném bom chiến lược cuối cùng được chế tạo bởi Liên-xô và được cho là oanh tạc cơ lớn nhất trên thế giới hiện nay. Liên-xô đã đưa Tu-160 vào biên chế trong năm 1987 và tổng cộng 14 chiếc đang phục vụ trong không quân Nga. Nga từng có ý định ngừng sản xuất chiếc máy bay này, tuy nhiên, quyết định này mới được thay đổi vào năm ngoái khi Moscow tuyên bố sẽ chế tạo phiên bản nâng cấp của Tu-160.

img

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga

Về thông số kĩ thuật, Tu-160 có chiều dài 54,1m, cao 13,1m, trọng lượng rỗng 110.000 kg, trong khi trọng lượng cất cánh tối đa đạt 275.000 kg. Chiếc máy bay được trang bị 4 động cơ tua bin cánh quạt Samara/Trud NK-321 với lực đẩy 137 kN mỗi chiếc và có thể tang lên 245 kN nếu sử dụng thùng đốt phụ. Tu-160 có thể đạt tốc độ tối đa 2.220 km/h, trần bay 15.000m cũng như có tầm hoạt động 12.300km.

Tu-160 có 2 khoang chứa vũ khí có thể mang được trọng lượng tối đa 40 tấn bao gồm 12 tên lửa hành trình Raduga Kh-55 hoặc 12 tên lửa hạt nhân tầm ngắn Raduga Kh-15, cũng như các loại bom dẫn đường bằng laser khác.

Hiện chưa có nhiều thông tin về mẫu máy bay Tu-160 nâng cấp, tuy nhiên, vào hồi tháng 7.2015, Moscow đã tiết lộ, nó sẽ được trang bị một hệ thống định vị hiện đại mới, có khả năng xác định các thông số của máy bay dựa theo vị trí của các vì sao trên vũ trụ. Lợi thế của công nghệ này so với các hệ thống khác đó chính là khi rơi vào hoàn cảnh thực chiến, các vệ tinh nhân tạo có thể sẽ bị chiếm quyền kiểm soát hoặc phá huỷ bởi quân địch, do vậy nếu làm việc dựa theo vị trí của các vì sao ngoài vũ trị, hoạt động định vị của máy bay dường như sẽ không thể bị gián đoạn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem