Thứ hai, 29/04/2024

Ngân hàng đua nhau nâng lãi suất huy động: Doanh nghiệp lo ảnh hưởng

08/05/2022 5:00 AM (GMT+7)

Các doanh nghiệp đang lo ngại về xu hướng tăng lãi suất cho vay bởi lãi suất huy động của các ngân hàng đã tăng, trong khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn về dòng tiền, nếu tăng thêm chi phí lãi suất sẽ kéo theo nhiều khó khăn.

Diễn biến trên thị trường cho thấy, các ngân hàng đang đua nhau tăng nhẹ lãi suất huy động tiết kiệm ở khu vực dân cư. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lo lắng nếu lãi suất huy động tăng cao sẽ ảnh hưởng tới lãi suất cho vay doanh nghiệp. 

Khảo sát trên thị trường cho thấy, có khoảng 12 ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất tiết kiệm với các mức tăng nhẹ lãi suất huy động 0,1 - 0,3%/năm. Các ngân hàng Á Châu (ACB), Hàng hải (MSB) và Bản Việt (VietCapital) hiện có mức lãi suất cao nhất từ 7-7,1%/năm. Ngân hàng Nam Á cao nhất là 7,4%/năm và Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) dẫn đầu với lãi suất cao nhất là 7,8%/năm.

Trong khi đó, lãi suất tiền đồng giao dịch giữa các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng cuối tháng 4 sụt giảm từ 0,5 - 0,7%/năm. Lãi suất bình quân liên ngân hàng sụt giảm cho thấy thanh khoản trong hệ thống ngân hàng dồi dào.

Ngân hàng đua nhau nâng lãi suất huy động: Doanh nghiệp lo ảnh hưởng  - Ảnh 1.

Ông Hoàng Việt Cường, Giám đốc kinh doanh Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á cho biết, các ngân hàng cũng đang tập trung huy động tiền gửi ngân hàng. “Hầu hết các khách hàng hay doanh nghiệp đến gửi tiền đều có quà tặng hay hưởng các mức lãi suất ưu đãi, Ngân hàng Nam Á muốn hướng đến những khách hàng mới biết đến dịch vụ của ngân hàng”, ông Cường cho biết.

Việc dòng tiền quay trở lại hệ thống ngân hàng một phần là do lãi suất huy động đang dần hấp dẫn trở lại, cùng nhiều chương trình khuyến mãi, phần khác là bởi đây vẫn luôn được xem là kênh đầu tư an toàn, nhất là trong bối cảnh thị trường chứng khoán, vàng,... đang có biến động khó lường.

Chị Trần Thị Trinh, sống tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhận xét, hiện đang thấy có xu hướng dịch chuyển dần nguồn đầu tư của bản thân và gia đình vào các khoản gửi ngân hàng. “Nhiều ngân hàng hướng các gia đình đến kênh đầu tư tiền gửi ngân hàng, vì hiện nay nhiều người cũng không muốn đầu tư mạo hiểm”, chị Trinh bày tỏ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mặt bằng lãi suất huy động có xu hướng tăng, nguyên nhân chính phải kể đến là lạm phát có xu hướng tăng, khả năng duy trì mặt bằng lãi suất thấp rất thách thức với các tổ chức tín dụng. Áp lực lạm phát sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước thắt chặt cung tiền ra thị trường, do đó không thể giúp các NHTM duy trì trạng thái thanh khoản dồi dào nữa.

Từ đó, NHTM buộc phải tăng lãi suất tiền gửi để hút tiền vào. Khi nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường, dòng tiền cần phải quay lại khu vực sản xuất, giảm bớt ở các kênh đầu tư tài chính như chứng khoán, tiền, vàng.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, lãi suất huy động có khả năng sẽ tiếp tục tăng trong năm nay. “Lãi suất huy động đầu vào sẽ tiếp tục gia tăng ở một số thời điểm do áp lực lạm phát, do người dân vẫn muốn chuyển dịch kênh đầu tư, nhưng các ngân hàng vẫn phải tăng lãi suất huy động để thu hút dòng vốn tiền gửi từ dân cư và kể cả doanh nghiệp”, ông Lực nhận định.

Hiện các doanh nghiệp đang lo ngại về xu hướng lãi suất tăng, khi lãi suất huy động tăng thì lãi suất cho vay cũng sẽ tăng. Trong khi đang gặp khó khăn về dòng tiền, giờ nếu tăng thêm chi phí lãi suất sẽ dẫn đến phải thu hẹp hoạt động, không thể mở rộng đầu tư, tăng sản xuất.

Trong khi đó, gói hỗ trợ 2% vốn vay được Chính phủ ban hành từ đầu năm 2022 đến nay vẫn chưa đi vào thực tế. Doanh nghiệp đang cần nguồn vốn rẻ vẫn phải chờ đợi. Đây là một vòng luẩn quẩn cần được tháo gỡ kịp thời.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Các ông lớn Google, Facebook, Tiktok... nộp hơn nửa tỷ USD tiền thuế ở Việt Nam

Các ông lớn Google, Facebook, Tiktok... nộp hơn nửa tỷ USD tiền thuế ở Việt Nam

Theo dữ liệu của Tổng cục Thuế, 4 tháng đầu năm 2024, các "ông lớn" như Google, Facebook, Tiktok, Microsoft, Netflix hoạt động ở Việt Nam đã nộp hơn 3.000 tỷ đồng tiền thuế.

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý đầu năm, Novaland (HoSE; NVL) tiếp tục ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 600 tỷ đồng, tăng gần 1,5 lần so với mức lỗ ròng hơn 410 tỷ đồng của năm ngoái.

Eximbank có chủ tịch mới

Eximbank có chủ tịch mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank; HoSE: EIB) vừa công bố thông tin về việc bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT Eximbank, giữ chức chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Trả lời cổ đông tại đại hội về sự vụ gần đây liên quan đến chủ thẻ thẻ tín dụng nợ hơn 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, ông Nguyễn Hoàng Hải, Quyền CEO Eximbank cho biết đây là một bài học lớn.