Thứ bảy, 27/04/2024

Ngành Thủy sản phát huy tiềm năng, khẳng định vị thế

09/09/2022 1:00 PM (GMT+7)

Những năm qua, ngành Thủy sản nước ta liên tục đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài, xuất khẩu thủy sản nước ta vẫn duy trì đà tăng trưởng và dự kiến sẽ lập đỉnh mới trong năm 2022.



Tuy vậy, trước những thách thức từ khách quan và nội tại đòi hỏi ngành Thủy sản cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài để tiếp tục phát triển nhanh, bền vững.

Kết quả ấn tượng

Ngành Thủy sản phát huy tiềm năng, khẳng định vị thế  - Ảnh 1.

Thu hoạch tôm phục vụ xuất khẩu tại tỉnh Trà Vinh.


Theo Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thủy sản xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, chiếm 4-5% GDP; 9-10% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết: Trong giai đoạn 2018-2022, chế biến thủy sản đã phát triển mạnh mẽ, các cơ sở chế biến thủy sản công nghiệp đã áp dụng công nghệ chế biến hiện đại, áp dụng hệ thống quản lý theo HACCP, ISO 22000. Hiện có hơn 800 cơ sở chế biến thủy sản được phép xuất khẩu vào các thị trường, trong đó, gần 700 cơ sở xuất khẩu vào thị trường EU. Việc triển khai thực hiện nghiêm các quy định này đã giúp thủy sản của Việt Nam được gần 200 quốc gia ưa chuộng.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 3 năm vừa qua, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam dao động 8,5-9 tỉ USD/năm. Với kết quả này, thủy sản đứng trong tốp 10 ngành xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt, ngành thủy sản đã tạo việc làm và sinh kế cho hơn 4 triệu lao động trực tiếp. Riêng 7 tháng của năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ghi nhận con số cao kỷ lục 6,7 tỉ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2021. Dự kiến, trong năm 2022, xuất khẩu thủy sản sẽ lần đầu tiên vượt mốc trên 10 tỉ USD, tăng 12-15% so với năm 2021, trong đó, tôm và cá tra chiếm khoảng 6,5 tỉ USD.

Bên cạnh kết quả đạt được, phát triển thủy sản nước ta cũng đứng trước nhiều khó khăn như biến đổi khí hậu; hạ tầng nghề cá chưa được đầu tư đồng bộ và hiện đại; ngành du lịch phát triển ảnh hưởng đến diện tích nuôi trồng, bảo tồn, bảo vệ và khai thác thủy sản… Ngoài ra, ngành Thủy sản cũng đứng trước thách thức từ yêu cầu hội nhập quốc tế về hàng rào kỹ thuật, thương mại; sự cạnh tranh ngày càng gay gắt; cảnh báo thẻ vàng IUU của EU…

Tiếp tục phát huy tiềm năng

Theo Tổng cục Thủy sản, mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt từ 3-4%/năm, tổng lượng thủy sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn. Trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt trên 7 triệu tấn, sản lượng khai thác thủy sản 2,8 triệu tấn và giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14-16 tỉ USD. Tầm nhìn đến năm 2045, thủy sản là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; là trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới. 

Để đạt được mục tiêu trên, nhiều ý kiến cho rằng, ngành Thủy sản cần đầu tư đồng bộ chuỗi ngành hàng gồm hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực chất lượng cao, các giải pháp công nghệ… Trong đó, vai trò quản lý nhà nước tập trung quản lý chặt khâu sản xuất giống, thuốc, hóa chất, vật tư đầu vào; ban hành chính sách hỗ trợ. Người nuôi, doanh nghiệp hình thành những vùng nuôi cá tra tập trung hiện đại, đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, điện, giao thông, hệ thống xử lý nước, áp dụng khoa học công nghệ vào quy trình nuôi (thức ăn, vật tư thiết yếu, công nghệ thu hoạch, an toàn vệ sinh thực phẩm…).

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, hiện nguồn nguyên liệu nuôi trồng chiếm khoảng 70% nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Bên cạnh việc đầu tư công nghệ để gia tăng chất lượng sản lượng nuôi, nhu cầu mở rộng vùng nuôi tập trung, bao gồm cả khu vực sản xuất giống là cần thiết để tăng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Bên cạnh đó, với yêu cầu truy xuất nguồn gốc từ nhiều thị trường trọng điểm (Mỹ, Trung Quốc…), các địa phương cần phối hợp tốt với doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng nuôi phục vụ nhu cầu xuất khẩu của doanh nghiệp cũng như công tác quản lý, phát triển nuôi tại địa phương.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, nhấn mạnh: "Nghề nuôi biển nước ta vốn nhiều tiềm năng nhưng phát triển nhỏ lẻ, manh mún. Vì vậy, việc chuyển nghề cá nhân dân (tự phát, quy mô nhỏ, lạc hậu, ngư dân là chủ thể) sang nghề cá thương mại (bền vững, công nghệ cao, quy mô lớn, doanh nghiệp là chủ thể) là hết sức cần thiết. Cùng với đó, tích hợp nuôi biển với các ngành kinh tế biển khác như du lịch, dầu khí, điện gió, vận tải biển; tăng cường quản lý nhà nước và cơ chế đồng quản lý (PPP) với các hệ thống cảnh báo, kiểm soát ô nhiễm môi trường và cảnh báo, cảnh giới, đảm bảo an ninh nuôi biển. Đây là hướng đi phù hợp nhằm tạo nguồn nguyên liệu hải sản đa dạng để chế biến xuất khẩu và các ngành khác như chế biến thực phẩm, dược phẩm, hóa mỹ phẩm, phân bón".

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Bà Mai Kiều Liên khẳng định: "Vinamilk đang trong thời điểm lý tưởng để thay đổi và tạo ra một chu kỳ tăng trưởng mới, vượt qua các thách thức trước mắt và nắm bắt các cơ hội tăng trưởng một cách hiệu quả nhất".

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh thu bán lẻ trên 5 sàn Thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với Q1/ 2023, chưa bao gồm doanh thu từ các phiên livestream.

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

TP.HCM, đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam, vẫn là thỏi nam châm cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ. Các kênh hiện đại như chuỗi bán lẻ và trung tâm mua sắm ghi nhận nhiều địa chỉ mới.

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Việt Nam lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm 32.03% thị phần trong quý 1 năm nay, vượt qua kim ngạch của gạo Ấn Độ và Thái Lan.

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Một loạt nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Mỹ la tinh cho biết sẽ đến Việt Nam tìm nhà cung cấp thuộc nhiều ngành hàng như thực phẩm, quần áo, giày dép, đồ điện gia dụng…

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Chỉ còn 1 tuần nữa đến kỳ nghỉ 5 ngày từ 27-4 đến 1-5, giá vé máy bay từ Hà Nội/TP HCM tới các điểm du lịch nhiều chặng bay gần cạn vé, song có một số đường bay đã được bổ sung nhiều chuyến bay đêm, tăng cung nhiều vé giá mềm