Người đàn ông có đôi tay "phù thủy", biến sợi mây thành sản phẩm mỹ nghệ, thu về hàng chục tỷ

Vương Vũ Thứ tư, ngày 24/06/2020 19:02 PM (GMT+7)
Với tình yêu và tâm huyết với nghề mây tre đan, nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh (65 tuổi) ở thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã lập Công ty TNHH Mây tre đan Việt Quang. Với đôi bàn tay "phù thủy", ông đã biến những sợi mây thành sản phẩm mỹ nghệ, thu về hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Bình luận 0

Năm 1986, khi mới 23 tuổi, với chiếc lồng bàn được đan công phu bằng giang nhuộm lá cây và bùn đen, mô phỏng các họa tiết đặc trưng của làng nghề Phú Vinh, ông Tĩnh đã giành trọn bộ huy chương (1 vàng, 1 bạc và 1 đồng) tại Triển lãm Hàng thủ công mỹ nghệ Toàn quốc lần thứ nhất và được Trung ương Đoàn, Hội thủ công Mỹ nghệ Việt Nam tặng bằng khen. 

Với ông, cảm xúc về giải thưởng này mãi như ngọn lửa thôi thúc ông gắn bó với nghề, không ngừng nghỉ sáng tạo để nâng tầm giá trị các sản phẩm mây tre đan truyền thống trở thành những sản phẩm nghệ thuật.

Người đàn ông có đôi tay "phù thủy", biến sợi mây thành sản phẩm mỹ nghệ, thu về hàng chục tỷ - Ảnh 1.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh đang kiểm tra, chỉnh sửa sản phẩm giỏ đang bằng mây và tre.

Với những sản phẩm thủ công mỹ nghệ giàu sức sáng tạo, mỗi dịp mang đi tham dự các cuộc triển lãm, giới thiệu sản phẩm, ông đều nhận được sự trầm trồ, thán phục của khách tham quan. Để mở rộng quy mô sản xuất, phục vụ các đơn hàng xuất khẩu, năm 2008 ông và các con đã quyết định thành lập Công ty TNHH Mây tre đan Việt Quang.

Không dừng lại ở quy mô gia đình, xưởng sản xuất của ông ngày càng lớn mạnh, tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương. Mỗi năm, xưởng sản xuất mây tre đan của ông cho doanh thu hàng chục tỷ đồng. 

Người đàn ông có đôi tay "phù thủy", biến sợi mây thành sản phẩm mỹ nghệ, thu về hàng chục tỷ - Ảnh 2.

Ngày nay, các khâu cắt tiện, phay chẻ và chuốt nan tre, nứa,.. đã có thể sử dụng máy móc vào để tiết kiệm thời gian nhưng mọi sản phẩm mây tre đan cao cấp đều phải thao tác thủ công.

Người đàn ông có đôi tay "phù thủy", biến sợi mây thành sản phẩm mỹ nghệ, thu về hàng chục tỷ - Ảnh 3.

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, ông Tĩnh cho biết : “Tuy là làng nghề truyền thống lâu năm nhưng thôn Phú Vinh không trồng nguyên liệu. Mây tre đan chúng tôi nhập chủ yếu từ các tỉnh có rừng như Hòa Bình, Sơn La, Vĩnh Phúc, Phú Thọ thậm chí là trong Quảng Nam”.

Người đàn ông có đôi tay "phù thủy", biến sợi mây thành sản phẩm mỹ nghệ, thu về hàng chục tỷ - Ảnh 4.

Bà Trần Thị Sinh (52 tuổi), một người đã có 40 năm trong nghề mây tre đan chia sẻ: “Từ nhỏ tôi đã gắn bó với nghề mây tre đan. Để làm ra được một cái giỏ bán ra thị trường thì phải trải qua nhiều khâu, người thì làm đáy, rồi người thì đan,... mất khá nhiều thời gian. Bởi thế mà người làm cần phải tỉ mỉ, kiên trì trong từng khâu để tạo ra sản phẩm ưng ý nhất”.

Người đàn ông có đôi tay "phù thủy", biến sợi mây thành sản phẩm mỹ nghệ, thu về hàng chục tỷ - Ảnh 5.

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh cho biết: “Làng nghề mây tre đan Phú Vinh đã có từ trăm năm nay, nổi tiếng bởi vì chất, kĩ năng, kĩ thuật cũng như các đường đan đặc biệt tỉ mỉ, sự kiên trì khéo léo của người thợ. Khách hàng luôn đòi hỏi cao về vẻ đẹp nghệ thuật chính vì vậy luôn phải có những thiết kế sáng tạo, nổi bật và tinh tế hơn nữa”.

Người đàn ông có đôi tay "phù thủy", biến sợi mây thành sản phẩm mỹ nghệ, thu về hàng chục tỷ - Ảnh 6.

Khi mài nhẵn xong, người thợ sẽ kiểm tra xem chỗ nào vẫn còn xù xì thì chỉnh sửa lại để có thể tạo ra sản phẩm gần như hoàn chỉnh.

Người đàn ông có đôi tay "phù thủy", biến sợi mây thành sản phẩm mỹ nghệ, thu về hàng chục tỷ - Ảnh 7.

Các công đoạn sản xuất sản phẩm mây tre đan đều rất cầu kỳ. Từ khâu chọn nguyên liệu, tuốt, phơi, chẻ nan, sấy… rồi đến công đoạn đan đều đòi hỏi sự tỉ mỉ, tập trung cao.

Người đàn ông có đôi tay "phù thủy", biến sợi mây thành sản phẩm mỹ nghệ, thu về hàng chục tỷ - Ảnh 8.

Xưởng sản xuất của ông Vinh đang tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động trong địa phương, với mức lương ổn định từ 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Người đàn ông có đôi tay "phù thủy", biến sợi mây thành sản phẩm mỹ nghệ, thu về hàng chục tỷ - Ảnh 9.

Ngoài việc tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương, ông Tĩnh còn nhận đào tạo nghề cho những người yêu thích, đam mê và kiên trì với mây tre đan.

Người đàn ông có đôi tay "phù thủy", biến sợi mây thành sản phẩm mỹ nghệ, thu về hàng chục tỷ - Ảnh 10.

Sản phẩm sau khi đã được định khuôn rõ ràng sẽ được mài nhẵn bằng máy rồi chuyển sang các khâu tiếp theo để dần hoàn thiện. Công đoạn này đòi hỏi đôi tay phải thật uyển chuyện, nhanh nhẹn đề có thế mài đều nhất.

Người đàn ông có đôi tay "phù thủy", biến sợi mây thành sản phẩm mỹ nghệ, thu về hàng chục tỷ - Ảnh 11.

Là người đã gắn bó với nghề gần như suốt cả cuộc đời, bà Nguyễn Thị Trí (80 tuổi) - chị gái của nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh vẫn thoăn thắt đan, tỉ mẩn trong từng chi tiết.

Người đàn ông có đôi tay "phù thủy", biến sợi mây thành sản phẩm mỹ nghệ, thu về hàng chục tỷ - Ảnh 12.

Trải qua nhiều công đoạn khác nhau, các sản phẩm mây tre đan mới có thể hoàn chỉnh, có giá trị về nghệ thuật cũng như giá trị kinh tế.

"Gắn liền với nghề mây tre đan từ nhỏ, học hỏi từ bố mẹ, ông bà rồi dần lớn lên tình yêu đối với nghề càng thấm dần trong con người tôi. Để đạt được đến đỉnh cao trong nghề này, từ nghệ nhân cho đến những thợ bình thường cũng phải mất rất nhiều thời gian để rèn luyện và đặc biệt là sự đam mê, yêu nghề", ông Tĩnh chia sẻ thêm với PV Dân Việt. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem