Người này chết, hi vọng cuối cùng của Gia Cát Lượng để diệt Tào Ngụy, phục hưng Hán thất cũng vụt tắt

Minh Nhật (theo 765news) Thứ bảy, ngày 21/08/2021 10:00 AM (GMT+7)
Kể từ khi phò tá Lưu Bị, Gia Cát Lượng - nhân tài kiệt xuất thời Tam quốc, biểu tượng của lòng trung nghĩa và trí tuệ anh minh - đã dành cả đời để giúp Lưu Bị theo đuổi đại nghiệp phục hưng Hán thất. Nhưng đáng tiếc, Gia Cát Lượng 5 lần 7 lượt mang đại quân Bắc phạt đều thất bại.
Bình luận 0
Người này chết, hi vọng cuối cùng của Gia Cát Lượng để diệt Tào Ngụy, phục hưng Hán thất cũng vụt tắt - Ảnh 1.

Gia Cát Lượng 5 lần mang quân Bắc phạt nhưng đều thất bại, nguyên nhân một phần vì Thục Hán thiếu tướng giỏi. Ảnh Sohu.

Theo 765news, một trong những nguyên nhân chính khiến Gia Cát Lượng 5 lần 7 lượt mang đại quân Bắc phạt diệt Tào Ngụy để hoàn thành đại nghiệp phục hưng Hán thất đều thất bại là vì Thục Hán lúc này không còn nhiều nhân tài kiệt xuất để chia sẻ "gánh nặng" với Gia Cát Lượng.

Trên thực tế, khi Lưu Bị qua đời năm 223, Trương Phi, Quan Vũ, Hoàng Trung, Mã Siêu - 4 trong số "Ngũ hổ tướng" lừng danh cũng đã chết. Người còn lại là Triệu Vân thì đã già. Trước cuộc Bắc phạt Tào Ngụy lần thứ 3 của Gia Cát Lượng, Triệu Vân cũng qua đời (năm 229).

Vì thế, trong tay Gia Cát Lượng lúc đó chỉ còn duy nhất lão tướng Ngụy Diên dù dũng mãnh, thiện chiến nhưng lòng dạ lại hẹp hòi, ích kỷ, tiểu nhân. Ông cũng trông chờ và kỳ vọng nhiều vào thế hệ các tướng trẻ đời thứ 2 như Quan Hưng (con trai Quan Vũ), Trương Bào (con trai Trương Phi)...

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Trương Bào là một vị tướng giỏi. Tương truyền, sau cái chết của Quan Vũ và Trương Phi, Trương Bào và Quan Hưng đã trổ tài thi thố tài nghệ để tranh nhau vị trí tiên phong trong đội quân tấn công Đông Ngô để trả thù cho cha của họ. Trận tỉ thí giữa 2 người này đã gây chấn động toàn bộ nước Thục Hán.

Sau đó, Lưu Bị đã yêu cầu 2 người kết nghĩa anh em như cha của họ là Quan Vũ và Trương Phi đồng thời phong cả hai người làm tiên phong.

Sau này, Trương Bào đã lập được nhiều công trong các trận đánh như các trận báo thù Đông Ngô do Lưu Bị dẫn đầu mặc dù trận chiến này vẫn thất bại. Trương Bào cũng lập nhiều đại công trong các cuộc Bắc phạt do Gia Cát Lượng chỉ huy sau này.

Người này chết, hi vọng cuối cùng của Gia Cát Lượng để diệt Tào Ngụy, phục hưng Hán thất cũng vụt tắt - Ảnh 2.

Hình tượng Trương Bào trên truyền hình Trung Quốc. Ảnh Sohu.

Tuy nhiên, Quan Hưng và Trương Bào - 2 tướng trẻ được Gia Cát Lượng đặt nhiều kỳ vọng nhất lại đều chết trẻ. Sử sách không ghi rõ Trương Bào qua đời vì nguyên nhân gì, nhưng trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung viết rằng, trong lần xuất Kỳ Sơn thứ 3 để đánh Tào Ngụy của Gia Cát Lượng, Trương Bao muốn lập công nên đuổi đánh Quách Hoài và Tôn Lễ rồi bị vấp vào đá ngã ngựa, rơi xuống núi và qua đời do vết thương nặng.

Theo 765news, khi nhận tin Trương Bào qua đời, Gia Cát Lượng đã ngất lịm vì Quan Hưng và Trương Bào là 2 vị tướng quan trọng trong kế hoạch diệt Tào Ngụy, phục hưng Hán thất của ông. Khi hết Quan Hưng, rồi lại đến Trương Bào qua đời, hy vọng cuối cùng của Gia Cát Lượng về đại nghiệp Bắc phạt diệt Ngụy, phục hưng Hán thất dương như cũng vụt tắt.

Người này chết, hi vọng cuối cùng của Gia Cát Lượng để diệt Tào Ngụy, phục hưng Hán thất cũng vụt tắt - Ảnh 3.

Trương Bào qua đời, hi vọng cuối cùng của để diệt Tào Ngụy, phục hưng Hán thất cũng vụt tắt. Ảnh Sohu.

Khi những vị tướng kiệt xuất đều không còn, Gia Cát Lượng dù có phi thường, tài giỏi cỡ nào cũng khó có thể một mình xoay chuyển vận mệnh của Thục Hán. Kế hoạch thống nhất thiên hạ ban đầu cứ từ từ thất bại như vậy, Gia Cát Lượng làm sao không đau lòng, tiếc nuối, thất vọng?


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem