Người Triều Tiên sử dụng Wi-Fi, điện thoại di động tăng mạnh

Huỳnh Dũng Thứ sáu, ngày 18/11/2022 06:15 AM (GMT+7)
Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa cho biết, có tới 7 triệu người Triều Tiên sử dụng điện thoại di động hàng ngày và mạng Wi-Fi đã mở rộng mạnh mẽ trong những năm gần đây, khi thiết bị di động ngày càng trở thành công cụ chính cho hoạt động thị trường ở quốc gia bị cô lập này.
Bình luận 0

Việc sử dụng điện thoại di động và mạng Wi-Fi ở Triều Tiên đã tăng mạnh trong những năm gần đây, với các nhà nghiên cứu Mỹ ước tính rằng, có khoảng 6,5 triệu đến 7 triệu công dân hiện đang trực tuyến, chiếm hơn 1/4 dân số trong số 25 triệu người của Triều Tiên. Vốn dĩ, chế độ kiểm soát của Triều Tiên đã hạn chế áp dụng các công nghệ internet di động, khiến chậm hơn so với các nước láng giềng như Hàn Quốc và Trung Quốc. Nhưng khoảng hai thập kỷ sau khi các mạng di động đầu tiên bắt đầu hoạt động ở thủ đô Bình Nhưỡng và thành phố cảng Rason, hơn 1/4 dân số của đất nước hiện được ước tính có quyền truy cập Internet.

Ở Triều Tiên, số lượng người dùng điện thoại di động hàng ngày, WiFi đã tăng từ 6,5 triệu lên 7 triệu, chiếm hơn 1/4 dân số trong 25 triệu người của Triều Tiên. Ảnh: @AFP.

Ở Triều Tiên, số lượng người dùng điện thoại di động hàng ngày, WiFi đã tăng từ 6,5 triệu lên 7 triệu, chiếm hơn 1/4 dân số trong 25 triệu người của Triều Tiên. Ảnh: @AFP.

Martyn Williams và Natalia Slavney thuộc chương trình 38 North của Trung tâm Stimson có trụ sở tại Washington- (một tổ chức tư vấn phi lợi nhuận của Mỹ thúc đẩy hòa bình và an ninh quốc tế) cho biết, nghiên cứu mới nhất của họ về liên lạc kỹ thuật số ở Triều Tiên, bao gồm phân tích hình ảnh vệ tinh và khảo sát khoảng 40 người đào tẩu đã trốn khỏi quốc gia từ năm 2017 đến năm ngoái, kết quả cho thấy sự gia tăng ổn định của thuê bao điện thoại di động.

Cùng với việc liên lạc với bạn bè và gia đình, các thiết bị này cũng củng cố nền kinh tế tư nhân của Triều Tiên – cung cấp một công cụ quan trọng để liên lạc với các nhà cung cấp, người mua và nhà phân phối cần thiết để kinh doanh.

Các nhà nghiên cứu cũng ước tính rằng, mạng di động hiện bao phủ hầu hết đất nước, mở rộng ra ngoài các trung tâm đô thị đến các vùng nông thôn. Các cuộc phỏng vấn với những người trốn thoát gần đây cho biết, mạng 3G đầu tiên của Triều Tiên được ra mắt vào năm 2008 thông qua một hợp đồng được trao cho Công ty Orascom Technology của Ai Cập. Dịch vụ có tên Koryolink, vẫn đang hoạt động cho đến ngày nay với Orascom sở hữu 75% cổ phần trong mạng và chính phủ Triều Tiên nắm giữ phần còn lại. Dịch vụ Koryolink bắt đầu với điện thoại tính năng cơ bản nhưng nhanh chóng bắt đầu phổ biến hơn cho người dùng Triều Tiên.

Các thiết bị cầm tay Android cơ bản ban đầu có một số hạn chế và thậm chí cho phép công dân xem nội dung nước ngoài, nhưng vào năm 2014, chính phủ buộc người dùng điện thoại phải cập nhật một số hạn chế mới. Thay đổi lớn nhất là sự ra đời của hệ thống chứng chỉ kỹ thuật số có nghĩa là điện thoại chỉ có thể hiển thị nội dung được chính phủ phê duyệt.

Slavney nói rằng Triều Tiên tiếp tục triển khai các công nghệ liên lạc di động cho người dân của mình nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ những gì họ làm với nó. Ảnh: @AFP.

Slavney nói rằng Triều Tiên tiếp tục triển khai các công nghệ liên lạc di động cho người dân của mình nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ những gì họ làm với nó. Ảnh: @AFP.

Các nhà nghiên cứu cho biết, họ cũng đã nói chuyện với những người đào tẩu đã rời khỏi đất nước trong vòng 5 năm qua và có độ tuổi từ 20 đến đầu 50. Williams nói rằng, những chiếc điện thoại mà người Triều Tiên sử dụng là những mẫu Android phổ biến trên thị trường tầm trung do các công ty Trung Quốc sản xuất. Điện thoại của họ không có quyền truy cập internet ở nước ngoài, và người dùng chỉ có thể cài đặt và sử dụng các ứng dụng được chính phủ phê duyệt. Điện thoại được cài đặt phần mềm để ngăn người dùng sử dụng bất kỳ thứ gì ngoài luồng, ngoại trừ nội dung được nhà nước phê duyệt.

Ngày nay, Triều Tiên được bao phủ bởi hai mạng 3G, một do Koryolink điều hành, mặc dù phần lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của Orascom, cộng với mạng Kang Song do chính phủ Triều Tiên triển khai vào khoảng năm 2013.

Trong các cuộc phỏng vấn ở chương trình 38 North, những người trốn thoát khỏi Triều Tiên đã nói rằng, dịch vụ Koryolink hiện chủ yếu được sử dụng ở Bình Nhưỡng và Kang Song được người dân ở các khu vực khác sử dụng. Họ cũng nói rằng một số lượng lớn người có điện thoại thông minh.

Họ ước tính hầu hết các gia đình đều sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại di động, với tổng số điện thoại di động chiếm từ 50 đến 80% cả nước. Các nhà nghiên cứu đã xác định được hơn một nghìn trạm cơ sở di động từ hình ảnh vệ tinh, ảnh và video, cung cấp phạm vi khoảng 5 km cho các thiết bị kết nối, tùy thuộc vào vùng địa lý địa phương.

Các nhà nghiên cứu còn cho biết: "Triều Tiên tiếp tục triển khai công nghệ viễn thông di động cho người dân nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ những gì người dân có thể làm với nó; Đất nước có rất nhiều lợi ích từ việc triển khai công nghệ này, đặc biệt là ở một quốc gia mà ít nhất một số cuộc gọi điện thoại vẫn được xử lý bằng tay.

"Tuy nhiên, không có lợi ích nào trong số này là tuyệt đối. Chính phủ tiếp tục theo dõi các thông tin liên lạc trong nước và có khả năng thu thập dữ liệu qua các mạng này, dữ liệu này có khả năng được sử dụng để chống lại các cá nhân trong tương lai".

"Hơn nữa, những hạn chế về quyền truy cập thông tin – một quyền cơ bản của con người – đã gia tăng trong những năm xảy ra đại dịch, gia tăng các hình phạt đối với hành vi liên lạc và sử dụng internet trái phép", Slavney nói.

Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa cho biết, có tới 7 triệu người Triều Tiên sử dụng điện thoại di động hàng ngày và mạng Wi-Fi đã mở rộng mạnh mẽ trong những năm gần đây, khi thiết bị di động ngày càng trở thành công cụ chính cho hoạt động thị trường ở quốc gia bị cô lập này.

Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa cho biết, có tới 7 triệu người Triều Tiên sử dụng điện thoại di động hàng ngày và mạng Wi-Fi đã mở rộng mạnh mẽ trong những năm gần đây, khi thiết bị di động ngày càng trở thành công cụ chính cho hoạt động thị trường ở quốc gia bị cô lập này.

Gần đây, các mạng Wi-Fi cũng đã xuất hiện, nhưng chúng được bảo mật chặt chẽ, chỉ cho phép truy cập vào những người có điện thoại đã đăng ký và những người đã đăng ký định danh điện tử, ID, mật khẩu và thậm chí cả thẻ SIM điện thoại di động. Một mạng như vậy, được gọi là Mirae Network, được thiết lập ở Bình Nhưỡng vào năm 2017 với tốc độ 33 megabyte mỗi giây, nhanh hơn 3G hơn 10 lần; Gần đây có một báo cáo nói rằng Mirae đã mở rộng ra ngoài Bình Nhưỡng đến Pyongsong và Nampo. Truyền thông Triều Tiên cũng đã nói về một mạng thứ hai có tên là Ullim nhưng có rất ít thông tin về nó".

Được biết, Nhà lãnh đạo nhà nước Kim Jong-un đã tuyên bố trong Đại hội Đảng lần thứ 8 vào tháng 1 rằng, ngành viễn thông của đất nước sẽ phải được nâng cấp, cải thiện cơ sở hạ tầng và theo đuổi truyền thông thế hệ tiếp theo. Nhưng với các biện pháp trừng phạt hiện tại của các nước phương Tây, đứng đầu là Hoa Kỳ đối với Bình Nhưỡng, cũng như chi phí cao của dự án, "nó có thể khó khăn," Slavney nói.

"Đó có lẽ là lý do tại sao chúng tôi chưa nghe bất cứ điều gì khác về kế hoạch này kể từ bài phát biểu của ông ấy từ tháng 1 năm ngoai", Slavney nói thêm. "Nhưng bất kể cập nhật nào xảy ra, chính phủ Triều Tiên chắc chắn sẽ tiếp tục theo dõi thông tin liên lạc trong nước và hạn chế quyền truy cập thông tin, đó là quyền tự do cơ bản trong nhân quyền".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem