Nhà nước nên có chính sách khuyến khích chứ không phải chỉ là chính sách hỗ trợ

Nhóm PV Kinh Tế Thứ sáu, ngày 25/12/2020 13:00 PM (GMT+7)
Theo TS Nguyễn Đình Cung, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích doanh nghiệp mới, ngành nghề mới xuất hiện nhiều hơn, chứ không chỉ hỗ trợ những doanh nghiệp đã chết. Bởi cứu những doanh nghiệp này sẽ tốn kém hơn rất nhiều.
Bình luận 0

Tại buổi Tọa đàm: "Kinh tế 2021: Kỳ vọng Đại hội Đảng nhiệm kỳ XIII và một Việt Nam hùng cường" do Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt tổ chức vào sáng 25/12, các chuyên gia đã góp ý, phân tích nhiều nguyên nhân và giải pháp thúc đẩy nền kinh tế năm 2021.

Cần khuyến khích DN mới, ngành nghề mới chứ không chỉ cứu DN đã chết

Đánh giá về nền kinh tế trong thời gian qua, TS. Nguyễn Đình Cung, Thành viên Tổ tư vấn Chính phủ cho biết: "Trong bối cảnh kinh tế này, chúng ta nên có chính sách khuyến khích yếu tố mới chứ không phải chính sách hỗ trợ".

Nếu để nhà đầu tư số nước ngoài vào Việt Nam sẽ "giết chết" doanh nghiệp nội - Ảnh 1.

TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, nhà nước cần có chính sách khuyến khích các yếu tố mới hơn là chính sách hỗ trợ.

Từ nhiều năm nay, mục tiêu tăng trưởng đưa ra đều đạt được. Kinh nghiệm cho thấy chắc chắn sẽ đạt được. Bởi người Việt Nam hay có chữ "nếu''. "Vì thế, về mục tiêu kinh tế, nếu đưa ra mức tăng trưởng chỉ 6-7% thì hơi thấp cần nâng lên 8-9%. Đặt mục tiêu đủ cao để phấn đấu, để các nhà lãnh đạo để có trách nhiệm hơn", TS. Nguyễn Đình Cung đặt mục tiêu.

Cùng với đó, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng: "Để đạt được những mục tiêu cao hơn đối với kinh tế, cần phải có cải cách, mà cải cách mang tính nền tảng số".

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Nhà nước có thực sự phát triển các loại thị trường nhân tố sản xuất không. Thực tế, hiện nay Nhà nước đang chậm lại mà thị trường thì đang tiến lên. Nếu Nhà nước không thay đổi thì thị trường không thể tiến được. Những thứ cải cách hết sức căn bản nếu không thay đổi thì khó có thể có được 5-6%.

Nếu để nhà đầu tư số nước ngoài vào Việt Nam sẽ "giết chết" doanh nghiệp nội - Ảnh 2.

Toàn cảnh buổi Tọa đàm.

Đưa ra mục tiêu kinh tế năm 2021, TS. Nguyễn Đình Cung cho biết, phải ưu tiên ngoài cải cách thì cần phục hồi kinh tế. Chúng ta cần đẩy nhanh tốc độ phục hồi hơn nữa. Nhà nước nên có chính sách khuyến khích chứ không phải chỉ là chính sách hỗ trợ.

Hiện tại, chúng ta cần khuyến khích doanh nghiệp mới, ngành nghề mới xuất hiện nhiều hơn nữa chứ không chỉ cứu những doanh nghiệp đã chết. Bởi cứu những doanh nghiệp này sẽ tốn kém hơn rất nhiều.

Các DN nội phải liên kết nhau, kết nối với nhà sản xuất và người tiêu dùng để cùng vực dậy nền kinh tế

Cùng chung quan điểm về mục tiêu kinh tế năm 2021, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng: "Trong bối cảnh nền kinh tế bị suy thoái do dịch Covid-19 thì việc chuyển đổi số và sự ra đời của các Công ty số hóa đã góp phần vào việc phát triển kinh tế".

"Nhờ có dịch Covid-19 nên doanh nghiệp nước ngoài không vào được Việt Nam nên doanh nghiệp nội sống sót được nhờ vào chuyển đổi số, thay đổi cách thức kinh doanh qua công nghệ số. Hiện nay, phần lớn các siêu thị của chúng ta đều bị nước ngoài mua hết cổ phần, đây là một thất bại lớn về thương mại điện tử của Việt Nam", TS. Lê Xuân Nghĩa phân tích.

Nếu để nhà đầu tư số nước ngoài vào Việt Nam sẽ "giết chết" doanh nghiệp nội - Ảnh 3.

TS. Lê Xuân Nghĩa phát biểu ý kiến tại Tọa đàm.

Góp ý về việc thay đổi công nghệ số để phát triển nền kinh tế, TS. Lê Xuân Nghĩa chia sẻ: "Chúng ta cần phục hồi các công ty số hóa Việt Nam, vì công nghệ số có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh, bán hàng. Được biết, có 1 số ngân hàng thực hiện chuyển đối số nhưng lại đều hợp tác với doanh nghiệp số của nước ngoài. Tuy nhiên, rất may vì dịch Covid-19 các doanh nghiệp số này không vào được Việt Nam nên các ngân hàng phải hợp tác với các doanh nghiệp nội. Ví dụ: Công ty Viettel, PFT,..."

"Hiện, công ty số hóa nước ngoài rất muốn vào Việt Nam, nếu để họ vào thì các doanh nghiệp nội của chúng ta sẽ chết hết", TS. Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh.

Cũng theo TS. Lê Xuân Nghĩa, một vấn đề nữa cần phải làm rõ chính là vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu gây bức xúc xã hội. Hậu quả, của vấn đề này rất lớn, diện tích đất sản xuất bị thu hẹp, nông sản mất mùa do sâu bệnh, hạn hán, ngập mặn,...

Các nhà kinh tế hiện đại nói rằng, "Chúng ta đang sống trong thời kỳ kinh tế hoảng loạn. Như chúng ta đang sống theo kiểu "thân ai người ấy lo", hàng hóa không có kết nối, không có đầu ra. Điển hình là vùng Sơn La có các nhà máy sản xuất nhưng không có đầu ra, các doanh nghiệp Việt Nam không chịu liên kết với nhau.

"Do đó, cần phải kết nối, doanh nghiệp, hàng hoá, kết nối đầu vào đầu ra, kết nối, vận tải, hàng hải đường biến và đường sắt... Hơn hết, chúng ta cần làm rõ việc thâu tóm tài nguyên, các doanh nghiệp đang ngày đêm ra sức thâu tóm tài nguyên đất nước", TS. Lê Xuân Nghĩa bày tỏ quan điểm.

Bên cạnh đó, TS. Lê Xuân Nghĩa dự đoán năm 2021, là một năm đầy khó khăn, không có gì kỳ vọng lớn đối với nền kinh tế, chúng ta nên đặt ra mục tiêu kinh tế khiếm tốn, tăng trưởng 5%. Các doanh nghiệp nội phải liên kết với nhau, kết nối với nhà sản xuất và người tiêu dùng để cùng vực dậy nền kinh tế. Nếu để doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam thì họ sẽ thâu tóm hết doanh nghiệp Việt Nam.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem