Bến Tre: Nhân nuôi ký chủ thay thế và nuôi ong ký sinh thả vào các vườn dừa

Thứ bảy, ngày 03/06/2023 10:29 AM (GMT+7)
Sáng 30-5-2023, qua trao đổi với Trưởng trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Cù Lao Minh Nguyễn Văn Đành, được biết, nhiều vườn dừa trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) đang hồi phục tốt sau khi được thả ong ký sinh sâu đầu đen.
Bình luận 0

Hơn 2 tháng trở lại đây, trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) không xuất hiện diện tích nhiễm mới sâu đầu đen.

Bến Tre: Nhân nuôi ký chủ thay thế và nuôi ong ký sinh thả vào các vườn dừa - Ảnh 1.

Nhân nuôi ký chủ thay thế và nuôi ong ký sinh sâu đầu đen tại Phòng nuôi ong ký sinh sâu đầu đen huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.

Vào tháng 12-2023, Phòng nuôi ong ký sinh sâu đầu đen (thuộc Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Cù Lao Minh) được UBND huyện Mỏ Cày Nam đầu tư, triển khai. 

Phòng đảm nhiệm 2 công việc chính: Nhân nuôi ký chủ thay thế và nuôi ong ký sinh sâu đầu đen. Sau gần nửa năm thực hiện phóng thích ong ký sinh trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam, đến nay, các vườn dừa trên địa bàn huyện đang hồi phục tốt.

Cụ thể, trong gần 6 tháng qua từ khi đưa vào hoạt động, hàng tuần Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Cù Lao Minh cung cấp khoảng 3 triệu ong ký sinh phóng thích vào các vườn dừa nhiễm sâu đầu đen trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam.

Toàn huyện có 16 xã, thị trấn đều có diện tích vườn dừa nhiễm sâu đầu đen, tổng diện tích là 542,3ha, trong đó, xã Đa Phước Hội nhiễm nặng nhất với 169,7ha. Báo cáo tình hình sâu đầu đen hại dừa ở huyện Mỏ Cày Nam tính tới ngày 23-5-2023 cho thấy nhiều tín hiệu lạc quan, hiện 388,4ha vườn dừa đã hồi phục, còn lại 153,9ha đang hồi phục.

Thạch Thảo (Báo Đồng Khởi)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem