Nơi vua Lê đặt dấu chân mở cõi

Trần Đăng Thứ sáu, ngày 08/02/2019 14:09 PM (GMT+7)
Mùa xuân năm 1471, vua Lê Thánh Tôn đặt chân lên động Hàng Đô, mở đầu cho cuộc viễn chinh mới, cắm dấu mốc quan trọng trong việc nối dài cương vực quốc gia.
Bình luận 0

Tổng Binh và Hàng Đô

Hai địa danh trên thuộc xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở phía đông Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Điều kỳ lạ là, tên gọi ấy đã gắn với cuộc chinh Nam vang dội của vua Lê cách đây gần 550 năm (1471), song chúng mất hút vào quá khứ mà không lưu dấu vào một địa danh hành chính nào hiện nay.

“Trời trong ngó thấy Tổng Binh/ Muốn về thăm mẹ bực mình chẳng nghe”. Câu ca dao này xuất phát ở đảo Lý Sơn. Từ hòn đảo này, chỉ khi “trời trong” thì mới nhìn thấy Tổng Binh xa mờ phía đất liền. Có lẽ địa danh ấy chỉ còn tồn tại trong câu ca dao nọ thôi chăng (?). Bây giờ mà đem “chiết tự” mấy địa danh trên đây, e sẽ thành võ đoán. Nhưng thử “đoán” xem sao. Động Hàng Đô, thời vua Lê mở cõi có lẽ nó là một khu rừng, cũng là nơi tập kết binh sĩ trước khi hành quân về phía Nam. “Động” là phương ngữ của một vài nơi trên đất Quảng Ngãi, để chỉ một cánh rừng riêng lẻ. Còn Hàng Đô có thể là một phiên hiệu trong quân đội thời ấy (?). Riêng Tổng Binh thì được nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Thảng - thầy giáo dạy Hán Nôm ở Trường Đại học Tổng Hợp Huế (quê Bình Sơn, Quảng Ngãi) lý giải rằng, đó là nơi duyệt binh của vua Lê. TS Nguyễn Đăng Vũ - người đã dày công nghiên cứu các tập tục văn hóa ở ven biển miền Trung cũng tán thành cách lý giải này.

img

Thủ tướng Võ Văn Kiệt thị sát Vạn Tường năm 1995. ảnh: ĐĂNG LÂM

Một địa danh khác, cũng nằm trong khu vực thuộc xã Bình Hải ngày nay, liên quan đến “dấu chân vua Lê”, đó là Vạn Tường. Tên gọi này để chỉ một thôn của xã Bình Hải ngày nay nhưng lại có xuất xứ từ hơn 5 thế kỷ trước. Để lí giải địa danh Vạn Tường này, xin được quay ngược về cuộc chinh Nam của vua Lê một chút. Theo học giả Đào Duy Anh, sau khi vua Chiêm dâng hai châu Ô và Lý cho nhà Trần để rước Huyền Trân về làm vợ, mối bang giao Việt-Chiêm luôn nồng ấm. Thế nhưng khi Trà Toàn lên ngôi, vị vua này bí mật sang cầu viện Trung Hoa để mong chiếm lại vùng đất đã mất.

Biết được ý đồ này, Lê Thánh Tôn đã sai tướng Lê Hy Cát mang 500 chiến thuyền vượt biển vào tập kết cửa Sa 

Còn một dấu chân nữa, của bậc “minh quân” thời hiện đại, cũng từng in lên mảnh đất Vạn Tường-Tổng Binh. Mùa hè năm 1995, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã băng qua những trảng cỏ vùng đất Vạn Tường để khảo sát và nghe thuộc cấp báo cáo về một dự án “khổng lồ” trong tương lai. Đó là dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất ngày nay.

Kỳ (Quảng Ngãi) để chặn đường của quân Chiêm từ vùng Thuận Hóa rút về. Đích thân vua Lê cùng hơn ngàn chiến thuyền đi sau. Trên đường từ vùng Quảng Nam rút về, quân Chiêm bị quân của Đại Việt phục đánh tan tác tại vùng cửa Sa Kỳ. Vua Lê dẫn đại binh tiến lên phía cửa Thái Cần (tức cửa Sa Cần thuộc xã Bình Đông ngày nay) truy đuổi quân Chiêm. Trên đà tiến quân về nam để đánh chiếm Đồ Bàn - kinh đô Vương quốc Chămpa, vua tôi tập kết quân tại động Hàng Đô (quãng giữa hai cửa biển Sa Kỳ và Sa Cần), vua Lê chúc binh sĩ: “Thiên giáng vạn tường chúc chư đô toàn thắng”. Quân sĩ đáp lời: “Vạn tường! Vạn tường! Vạn tường!”. Vạn Tường được xướng tên từ đó...

Lần theo những dấu chân

Vạn Tường bây giờ đã là “đô thị”- một vệ tinh của Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là, gần 500 năm sau kể từ khi vua tôi lên đường truy kích địch quân vào tận đèo Cả để hình thành đạo Thừa tuyên Quảng Nam sau này (từ đèo Hải Vân đến đèo Cả), mùa thu năm 1965, 9.000 quân lính thủy đánh bộ Mỹ được yểm trợ tối đa của máy bay, xe tăng và đại bác, đã đổ bộ lên vịnh Việt Thanh, tiến vào Vạn Tường. Đội quân binh hùng tướng mạnh này đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của đội quân thiện chiến Việt Nam: lính Sư đoàn 2 Quân khu 5 sau khi đánh trận Ba Gia phía tây Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) tháng 5.1965, họ rút về Vạn Tường để dưỡng quân thì gặp trận càn của Mỹ và thế là đánh luôn! Trận Vạn Tường đã đi vào lịch sử đấu tranh chống Mỹ như một “hình mẫu” về lòng dũng cảm, sự khôn ngoan trong chỉ đạo và điều hành một trận đánh không cân sức nhưng đã làm địch quân tổn thất nặng nề.

img

Bãi biển vịnh Việt Thanh - nơi đổ quân lên Tổng Binh - Vạn Tường của vua Lê. TRẦN ĐĂNG

Để đặt chân lên Tổng Binh, động Hàng Đô hay Vạn Tường gì thì các nhà cầm quân vẫn phải chọn bờ biển thuộc vịnh Việt Thanh để đổ quân lên. Vì nó là vị trí chiến lược nên không hẹn mà gặp, đạo quân của vua Lê cũng như ngót 1 vạn quân viễn chinh Mỹ đều lên vị trí này để triển khai đội hình. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem