Nuôi cá nước ngọt, cải thiện dinh dưỡng trong bữa ăn ở xã nghèo Đắk Hà

Khương Lực Thứ bảy, ngày 05/09/2020 11:00 AM (GMT+7)
Để cải thiện dinh dưỡng cho các hộ nghèo, cận nghèo, năm 2020, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum triển khai dự án “Hỗ trợ liên kết nuôi cá nước ngọt tại xã Đắk Hà, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum”. Có 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo tại 4 làng: Mô Pã; Đắk Siêng; Ngọc Leang; Tu Mơ Rông tham gia dự án.
Bình luận 0

Tổng kinh phí thực hiện dự án "Hỗ trợ liên kết nuôi cá nước ngọt tại xã Đắk Hà, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum" là 502 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 400 triệu đồng, vốn đối ứng của người dân là 102 triệu đồng (thức ăn bổ sung, vôi xử lý ao, công lao động).

Hộ nghèo lo lắng không đủ thức ăn

Trong tổng số 40 hộ điều tra, khảo sát có 40 hộ thuộc diện hộ nghèo, gia đình rất khó khăn có nuôi con nhỏ dưới 60 tháng tuổi và 1 bà mẹ đang mang thai. Đáng chú ý, 100% số hộ dân được khảo sát lo lắng không đủ thức ăn cũng như không được ăn những thực phẩm mong muốn chất lượng tốt hơn, giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.

Nuôi cá nước ngọt ở xã nghèo Đắk Hà - Ảnh 1.

Dự án "Hỗ trợ liên kết nuôi cá nước ngọt tại xã Đắk Hà, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum" sẽ hỗ trợ cá giống (ghép trắm cỏ, mè, trôi), hỗ trợ thức ăn hỗn hợp và mở lớp đào tạo, tập huấn cho 40 hộ dân về nuôi cá nước ngọt theo đúng quy trình, làm tăng năng suất từ 20-30% so với nuôi cá thông thường.

Hầu hết các hộ đều tận dụng loại thức ăn sẵn có lá mỳ (sắn), măng le không có tiền mua  bổ sung các loại thức ăn khác, dẫn tới thiếu dinh dưỡng, không đáp ứng được sức khỏe đầy đủ. Trong khi đó, trẻ em dưới 5 tuổi đang trong giai đoạn quan trọng về phát triển cơ thể và trí tuệ, nếu bị suy dinh dưỡng nặng sẽ để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về sau.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do gia đình đông con, cuộc sống khó khăn, bữa ăn hằng ngày của các hộ bị thiếu chất ngay từ khi còn mang thai ở trong bụng mẹ, khi trẻ sinh ra lại không được ăn uống đầy đủ chất, nên hay ốm, suy nhược cơ thể dẫn tới còi cọc, chậm lớn.

Bên cạnh đó, người đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa thiếu kiến thức, kỹ năng chăm sóc con, nên càng làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng nặng hơn. Tỷ lệ trẻ được ăn đa dạng thực phẩm theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng từ 5/8 nhóm, bắt buộc có nhóm dầu mỡ chỉ đạt 4/31 chiếm 12,9% còn lại 87,1% số trẻ có chế độ ăn chưa đáp ứng về chế độ đa dạng thực phẩm.

Theo các chuyên gia, dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi có ý nghĩa quan trọng tới sức khoẻ và cả quá trình phát triển của trẻ. Trẻ em, đặc biệt là trong năm đầu, nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ sẽ phát triển tốt, ít ốm đau bệnh tật.

Qua điều tra địa bàn cho thấy, các chỉ số về thể trạng rất thấp, chiều cao bình quân của phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ là 150 cm, cân nặng trung bình là 46 kg. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 20%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 45,5%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm là 22,5%,  xếp loại của Tổ chức Y tế thế giới. Tỷ lệ trẻ được ăn khẩu phần đa dạng của toàn xã là 25%. Hiện trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em thấp hơn rất nhiều so với bình quân của tỉnh.

Theo các chuyên gia, dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi có ý nghĩa quan trọng tới sức khoẻ và cả quá trình phát triển của trẻ. Trẻ em, đặc biệt là trong năm đầu, nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ sẽ phát triển tốt, ít ốm đau bệnh tật.

Một điểm đáng chú ý là khả năng tiêu hóa, hấp thu của trẻ dưới 1 tuổi chưa hoàn thiện, khả năng miễn dịch của trẻ còn hạn chế nên những thiếu sót trong nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh đều có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ và nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng.

Nuôi cá nước ngọt, tăng thu nhập, cải thiện dinh dưỡng

Các hộ điều tra là hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số chưa biết cách làm ăn, có diện tích ao hồ từ 1.300m2  trở lên và diện tích vườn từ 10-20m2. Hiện nay các hộ đã có ao dùng để chứa nước tưới cây, canh tác ruộng nước vào mùa khô, hộ thiếu vốn sản xuất, chưa biết cách làm ăn, giữa kết hợp sản xuất với nuôi cá nước ngọt.

Chi phí mua cá giống, thức ăn hỗn hợp cho cá ban đầu từ 9-10 triệu đồng/hộ khá lớn đối với hộ nghèo hiện nay. Hơn nữa các hộ nghèo chưa nắm bắt về quy trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, các nhà doanh nghiệp chưa mạnh dạng đầu tư từ khâu cung cấp cá đến thu hoạch.

Trong năm 2020, UBND xã Đắk Hà đã tuyên truyền vận động các hộ dân tham gia thành lập Hợp tác xã, tổ hợp tác để ký kết các hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi… tránh tình trạng sản xuất tiêu thụ bị thương lái ép giá, không vươn ra khỏi thị trường xã, huyện.

Hiện nay, các hộ đã thành lập tổ hợp tác nuôi cá nước ngọt tại các thôn, làng, tổ chức ký kết cơ sở bao tiêu cá thương phẩm cung cấp ra thị trường. Các hộ chăn nuôi cá nước ngọt được cơ sở trực tiếp hướng dẫn xử lý ao hồ, cách cho ăn, theo dõi diễn biến thời tiết, xử lý nuôi cho phù hợp.

Các hộ điều tra là hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số chưa biết cách làm ăn, có diện tích ao hồ từ 1.300m2  trở lên và diện tích vườn từ 10-20m2. Các hộ đã có ao dùng để chứa nước tưới cây, canh tác ruộng nước vào mùa khô, hộ thiếu vốn sản xuất, chưa biết cách làm ăn, giữa kết hợp sản xuất với nuôi cá nước ngọt.

Vì vậy, xây dựng mô hình nuôi cá nước ngọt nhằm góp phần đảm bảo về thực phẩm bổ sung thức ăn cho trẻ em và bà mẹ mang thai thiếu hụt dinh dưỡng cần bù đắp tại 4 làng: Mô Pã; Đắk Siêng; Ngọc Leang; Tu Mơ Rông, xã Đắk Hà, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, từ đó có thêm nguồn thu nhập nhằm cải thiện bữa ăn, dinh dưỡng cho người dân đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi là rất cần thiết.

Theo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum, các hộ nghèo trong xã Đắk Hà, huyện Tu Mơ Rông chưa tiếp cận được kỹ thuật nuôi cá, nguồn cá giống, nên việc triển khai mô hình nuôi cá nước ngọt giúp người dân hiểu rõ hơn sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống bền vững.

Kết quả đánh giá tình hình dinh dưỡng cho thấy, hiện tại, trong khẩu phần ăn hàng ngày, lượng thịt, trứng, cá… được sử dụng còn rất ít dẫn đến tình trạng các trẻ suy dinh dưỡng cao, nhất về nhóm cung cấp chất béo.

Do vậy, dự án can thiệp dinh dưỡng cần tập trung đầu tư cho người dân phát triển nuôi cá nước ngọt để bù đắp số lượng dinh dưỡng thiếu hụt, kết hợp trồng rau, củ, quả tăng khẩu phần ăn có dinh dưỡng hàng ngày.

Theo đó, dự án hỗ trợ cá giống (ghép trắm cỏ, mè, trôi), hỗ trợ thức ăn hỗn hợp và mở lớp đào tạo, tập huấn cho 40 hộ dân về nuôi cá nước ngọt theo đúng quy trình, làm tăng năng suất từ 20-30% so với nuôi cá thông thường. Các hộ dân sẽ nuôi cá nước ngọt với diện tích khoản 5,7ha, thông qua tổ hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bền vững.

Theo sơ bộ tính toán hàng năm, 40 hộ nuôi cá đạt được 44,2 tấn/ 4,42ha sẽ thu được lợi nhuận khoảng 2,2 tỷ đồng, trừ chi phí đầu tư ban đầu (502 triệu đồng/4,42ha) còn lại 1,7 tỷ đồng tương đương 42,5 triệu đồng/hộ/năm. Như vậy, với thu nhập như trên ngoài việc cung cấp đủ lương thực còn thiếu các hộ dân tham gia dự án sẽ có điều kiện để đa dạng hóa các loại thực phẩm cần thiết trong hộ gia đình.

Cùng với nuôi cá nước ngọt, các hộ  tham gia dự án cũng cam kết dành một phần diện tích đất từ 10-20m2 để phát triển thêm vườn rau, trồng các loại cây ăn quả khác ở vườn nhà để bổ xung thêm nguồn thực phẩm đa dạng nguồn thực phẩm trong hộ gia đình.

Xã Đắk Hà, huyện Tu Mơ Rông thuộc huyện nghèo theo Quyết định số 275/QĐ-TTg, ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020. Hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi.

Trình độ canh tác lạc hậu, công cụ sản xuất còn thô sơ, cách tiếp cận khoa học kỹ thuật còn hạn chế, nhất là trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất còn mang tính chất tự cung tự cấp, thu nhấp chính là sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn, hộ nghèo chiếm 33,2 % (257 hộ), hộ cận nghèo chiếm 5,4 % (42 hộ).


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem