Ông Nguyễn Lâm Viên – Chủ tịch HĐQT Công ty Vinamit: “Tôi muốn gọi, đó là “Quốc sản Việt”.

Chấn Đức Chủ nhật, ngày 06/06/2021 13:40 PM (GMT+7)
Trong chuỗi sản phẩm organic dựa trên các công thức sáng chế đã được công nhận ở Mỹ, ông chủ Công ty Vinamit đã tự hào khẳng định: "Tôi muốn gọi, đó là "Quốc sản Việt".
Bình luận 0

Ông Nguyễn Lâm Viên kể: "Hôm nay, trong lúc mọi người đang giãn cách, tôi lại cho ra đời một món nước uống cho con cháu mình ở xứ xa xôi bên trời Mỹ được thưởng thức món dân dã, mang đậm nét quê hương, giàu hương vị đồng quê".

Thật vậy, đó là món "Dừa nước đông khô". Nhiều người hỏi ông Viên, tại sao ông lại lấy công nghệ mắc tiền để đi sấy loại thức uống rẻ tiền làm chi? Ai mà mua của anh chứ? Mà gọi là "đông khô", làm sao bằng uống tươi được, như là: nước mía, nước rau, nước trái cây ... giờ lại tới nước dừa nước?...

Ông Nguyễn Lâm Viên – Chủ tịch HĐQT Công ty Vinamit: “Tôi muốn gọi, đó là “Quốc sản Việt”. - Ảnh 1.

Sản phẩm mới ra lò của Vinamit "Dừa nước đông khô". Ảnh: L.V

Theo ông Viên, có ai biết là phải mất 15kg đến 50kg nguyên liệu trái cây tươi, mới có thể ra 1 kg bột đông khô, mà chất lượng chỉ bằng 96%? Ông Viên cho rằng, những so sánh hơn - thua giữa sản phẩm tươi nguyên với sản phẩm bột, đông khô… là khập khiễng.

"Bởi sản phẩm đông khô, rất tốt này, tôi chỉ bán cho người nước ngoài. Nói thật, bạn nghĩ vậy thì đừng trách sao tôi có đồ tốt mà lại không chịu dành hết phục vụ người Việt Nam?" – ông Viên nói.

Ông Viên cho biết, khi thông tin "Dừa nước đông khô" này công bố ở Việt Nam, thì trên thực tế sản phẩm "Mật dừa nước sấy đông khô" đã trên đường đến các nước: Nhật Bản, Hàn quốc, Trung Quốc, Mỹ, Hà Lan và Đức. Nó chính là sản phẩm mang tên "Quốc sản Việt".

Ông Nguyễn Lâm Viên – Chủ tịch HĐQT Công ty Vinamit: “Tôi muốn gọi, đó là “Quốc sản Việt”. - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Lâm Viên (bìa phải) cùng công nhân Vinamit tại trang trại của Vinamit ở tỉnh Bình Dương. Ảnh: L.V

"Tại sao tôi gọi như thế? Bởi tinh chất nguyên bản trong sản phẩm mang lại giá trị đặc trưng cho quê hương Việt (dù nó giữ chỉ được 96% nguyên bản).

Tôi xin nói qua một tí về giá trị của "Dừa nước đông khô" một chút. Nếu các bạn cần chất điện giải cho người thân uống, nếu có người thân suy nhược cơ thể; nếu bạn cần khoáng vi lượng để bổ sung sau khi phải vận động nhiều, phơi nắng hay đổ mồ hôi nhiều vào mùa nóng bức; bạn hãy nghĩ đến mật dừa nước. Năng lượng mãnh liệt từ chất điện giải, glucose - đặc biệt rất giàu Vitamin C trong dừa nước sẽ cho bạn những giá trị bất ngờ" – ông Viên nói.

Bột dừa nước đông khô, có giá cao hơn gấp đôi so với chai mật dừa nước trên thị trường và chất lượng nó chỉ là 96% so với dừa nước tươ. Nhưng, giá trị mang lại cho bạn là tiện lợi, là nguyên bản, mang đi mọi nơI, uống được mọi lúc và rất tốt để làm quà biếu.

Ông Nguyễn Lâm Viên – Chủ tịch HĐQT Công ty Vinamit: “Tôi muốn gọi, đó là “Quốc sản Việt”. - Ảnh 3.

Một bằng sáng chế do Mỹ cấp cho ông Nguyễn Lâm Viên. Ảnh: L.V

Chủ tịch Vinamit cho biết ý tưởng chế thức uống đông khô xuất phát từ tin nhắn của cô con gái định cư ở Mỹ. Con gái ông Viên rất thích uống nước mía quê nhà Việt Nam. Tuy nhiên, ở Mỹ, việc uống được ly nước mía ấy quả là… xa xỉ, chỉ có trong mơ.

Tin nhắn của con gái khiến ông mất ngủ nhiều đêm, luôn nghĩ cách làm thế nào có thể gửi cho con những ly nước mía tươi ngon, nguyên chất. Từ đó, ông Viên bắt tay "chế nước mía nguyên bản" cho con gái.

Việc nghiên cứu và chế tạo của ông cũng thật gian nan. Ông Viên phải giải bài toán kép với nhiều yêu cầu, từ hình thức, mùi vị, tới các thành tố vi khuẩn, vi sinh... chỉ thấy ở phòng thí nghiệm. Mỗi ngày ông trao đổi với nhiều nhóm, từ chuyên gia sinh học, y sinh, dinh dưỡng học đến chuyên gia thiết bị, công nghệ, xét nghiệm lẫn thí nghiệm...

Thu hoạch mía hữu cơ xong, ông thực hiện tiến trình chế biến. Sau khi nhập các loại máy về, ông Viên tháo lắp bổ sung tính năng đặc biệt, rồi đem các bán thành phẩm đi các lab phân chất. Khó nhất là khâu giữ nguyên vi khuẩn sống, các enzyme, khoáng chất, prebiotic... đảm bảo chúng có giá trị cao nhất.

Ba năm qua, ông liên tục thử nghiệm, biến đổi, sáng tạo các công đoạn trong quy trình công nghệ, từ khí điện lạnh bức xạ nhiệt đối lưu tự nhiên chân không đến các phần mềm tự động hoá IOT. Khi ứng dụng trên sản phẩm nước mía đạt kết quả cao, ông quyết định ngồi viết lại "sáng chế" của mình.

Để xin cấp bằng ở Mỹ, ông phải trình bày khoa học, rõ ràng 250 bài viết mô tả các sáng chế. Sau một năm, cơ quan thẩm quyền Mỹ thông báo đã thực hiện quá trình xem xét, phê chuẩn và khẳng định công nghệ có tính mới, không sao chép từ ai khác.

Từ đó, sản phẩm "nước mía đông khô" do ông sáng chế đã ra đời.

Ông Nguyễn Lâm Viên – Chủ tịch HĐQT Công ty Vinamit: “Tôi muốn gọi, đó là “Quốc sản Việt”. - Ảnh 6.

Ông Nguyễn Lâm Viên giới thiệu một loại thức uống dạng bột do Vinamit chế tạo. Ảnh: L.V

Khởi đầu là nước mía, hiện Chủ tịch Vinamit tiếp tục chế biến thành công và đưa ra thị trường chuỗi sản phẩm sấy đông khô nguyên bản các loại trái cây, rau củ khác của Việt Nam.

Lối kinh doanh của ông chủ thương hiệu Vinamit cũng độc, lạ không kém. Sản phẩm mít sấy khô cách đây hơn 20 năm, bán ở Việt Nam thật khó khăn. Ông Viên lên một chiến lược mở rộng bán hàng ra thị trường quốc tế. Mít sấy của Vinamit đã được ông Viên tiếp thị rất mạnh, phổ biến và trở thành sản phẩm nổi tiếng tại nhiều quốc gia như :Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Tới lúc này, Vinamit mới tăng cường kinh doanh mít sấy tại thị trường trong nước. Và, hiện nay, mít sấy khô và thương hiệu Vinamit đã trở thành sản phẩm – thương hiệu Việt lừng danh.

Người ta hy vọng, với hàng loạt sản phẩm nước mía, nước dừa, nước rau má… - sấy, đông khô dạng bột, sẽ quen thuộc ở nước ngoài, trở thành "Quốc sản Việt". Và, các sản phẩm này sẽ không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình Việt.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem