Quốc hội thảo luận về Luật Đất đai sửa đổi: “Nóng” với phương pháp xác định giá đất

An Linh Thứ hai, ngày 15/01/2024 09:47 AM (GMT+7)
Sáng nay 15/1, Quốc hội tiến hành kỳ họp bất thường thảo luận, cho ý kiến và thông qua hai dự án Luật là Luật Đất đai sửa đổi, Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, trong Luật Đất đai sửa đổi, nội dung đáng chú ý được bàn là 4 phương pháp xác định giá đất trong trường hợp nào, điều kiện áp dụng ra sao.
Bình luận 0

Liên quan đến các phương pháp định giá đất, dự thảo Luật được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh cần quy định theo hướng rõ ràng về nội hàm các phương pháp định giá đất trên cơ sở tổng kết đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật đất đai.

Quốc hội thảo luận về Luật Đất đai sửa đổi: “Nóng” với phương pháp xác định giá đất- Ảnh 1.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội (Ảnh: Quochoi.vn).

Trong đó quy định cụ thể tại dự thảo Luật các phương pháp định giá đất bao gồm: so sánh, thặng dư, thu nhập, hệ số điều chỉnh giá đất; lồng ghép phương pháp chiết trừ vào phương pháp so sánh.

Chủ nhiệm Uỷ ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu làm rõ "quy định các trường hợp, điều kiện áp dụng đối với từng phương pháp định giá đất".

Tại dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục đưa vấn đề người Việt Nam tại nước ngoài có quốc tịch Việt Nam được hưởng các quyền về đất đai như người Việt Nam ở trong nước và đề xuất chỉnh sửa các quy định khác theo đúng quy định.

Sáng nay 15/1, Quốc hội họp kỳ họp bất thường lần thứ 5 để thảo luận về hai dự án Luật Đất đai sửa đổi, Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi và một số vấn đề khác.

Theo báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, tiếp thu các ý kiến của đại biểu Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đưa vấn đề quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Đại diện Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, để thống nhất với các chính sách pháp luật, Quốc hội đề nghị chỉnh sửa các quy định tại dự thảo Luật theo hướng: đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam thì có đầy đủ các quyền liên quan đến đất đai như công dân Việt Nam ở trong nước và giữ chính sách như pháp luật hiện hành đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm góp phần thúc đẩy đầu tư và thu hút kiều hối từ công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vào trong nước.

Theo Chủ nhiệm UB Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh, quy định tại dự thảo Luật về người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam thì có đầy đủ các quyền liên quan đến đất đai như công dân Việt Nam ở trong nước đã được rà soát, bảo đảm thống nhất với Luật Quốc tịch.

Trường hợp người gốc Việt Nam thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản, làm chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở thì việc xác định chủ thể có quyền thực hiện dự án theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở.

Liên quan đến quy định về Giữ quy định của Luật Đất đai năm 2013 về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, dự thảo Luật quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao (Điều 28), đối với các khu vực khác tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp cận đất đai thông qua hình thức Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi quy định về trường hợp thu hồi đất đối với dự án đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật tại khoản 31 Điều 79. Như vậy, đã cơ bản giải quyết được vướng mắc trong việc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài triển khai thực hiện các dự án có sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư.

Quốc hội thảo luận về Luật Đất đai sửa đổi: “Nóng” với phương pháp xác định giá đất- Ảnh 2.

Nhiều vấn đề nóng của Luật Đất đai được Quốc hội đưa ra bàn thảo tại Kỳ họp bất thường

"Nhà nước không thu hồi đất mà giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất theo hình thức không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất", báo cáo của Uỷ ban Thường vụ nêu.

Liên quan đến việc phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; phòng tránh tình trạng tổ chức, cá nhân thu gom đất, cản trở khả năng tiếp cận đất đai của các nhà đầu tư khác có cùng năng lực, các nhà đầu tư khác phải liên doanh, hợp tác với các tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, hoặc phải thỏa thuận nhận chuyển nhượng lại đất từ các tổ chức, cá nhân này.

Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, việc sửa đổi quy định như vậy cũng đòi hỏi rà soát các quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật khác có liên quan, bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem