Rau rừng Tây Ninh lạ và ngon thế nào mà ai đến vùng đất này cũng muốn thử?

P.V Thứ sáu, ngày 17/03/2023 07:00 AM (GMT+7)
Rau rừng Tây Ninh chắc chắn là loại đặc sản mà ai ai cũng nghe danh tiếng và đều muốn thử khi đến vùng đất này. Xin giới thiêu top 10 loại rau rừng Tây Ninh nổi tiếng.
Bình luận 0

Rau rừng Tây Ninh nổi tiếng nhất: Rau sao nhái

Rau sao nhái là một trong những loại rau rừng Tây Ninh khá phổ biến. Đây là loại cây thân thảo vỏ màu nhạt có nhiều phớt tím trơn láng hoặc có lông thưa. Vị lá “chua chua ngọt ngọt”. Mùi hương của loại rau rừng Tây Ninh này rất đặc biệt, thơm nhẹ hương xoài. Rau sao nhái có thể dùng ăn bánh xèo, trộn gỏi, ăn bánh tráng cuốn, nấu canh, ăn lẩu,…

Rau rừng - Ảnh 1.

Rau sao nhái, loại rau rừng Tây Ninh nổi tiếng. Ảnh: Cuốn Farm.

Rau sao nhái cũng có nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm các chất chống oxy hóa, các axit amin và vitamin C. 

Trong món bánh tráng Trảng Bàng không thể nào thiếu được loại rau này. Ngoài ra loại rau này cũng có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu như đau đầu và hạnh phúc.

Rau quế vị (rau xá xị)

Rau quế vị là một trong các loại rau rừng Tây Ninh hoang dã có lông mịn, lá to. Rau quế vị tỏa tinh dầu thơm mùi xá xị cộng với vị cay nồng. Lá quế vị luôn để lại ấn tượng mạnh bằng mùi thơm đặc biệt đối với người dùng qua món bánh tráng Trảng Bàng, bánh xèo và một số món cuốn khác…

Rau rừng Tây Ninh lạ và ngon thế nào mà ai đến vùng đất này cũng muốn thử? - Ảnh 2.

Rau quế vị. Ảnh: T.L

Không những ăn ngon lá quế vị còn có tác dụng trong chữa bệnh như: thanh nhiệt, giảm ho và các cơn đau.

Cây có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, rất nên được cho vào phần rau gia vị hàng ngày. Chúng có tác dụng giảm cholesterol, tốt cho tim mạch, đường huyết. Ở nhiều nước, cây rau này được coi như một loại thảo dược. Có nơi dùng để sắc uống, có nơi dùng như một loại trà hàng ngày. Có nơi chiết xuất lấy tinh dầu, nơi lại dùng để chữa dạ dày, mụn nhọt... 

Đọt cóc

Rau lá cóc thuộc cây thân mộc, quả cóc có vị chua dòn nên thường dùng quả làm rau ghém. Lá cóc non được làm rau nấu canh hoặc xắt nhỏ bóp gỏi. Trái cóc xanh được tẩm ướp gia vị làm món cóc dầm, trái cóc chín thịt mềm nhiều nước để ăn trực tiếp là những đặc sản rât đặc trưng mang tên các loại rau rừng Tây Ninh.

Đây là một loại cây sống lâu năm, dễ trồng, không phải phun thuốc, nên lá cóc được ví như một loại rau sạch. Lá cóc có màu xanh đậm dần theo thời gian. Ngửi qua lá có mùi thơm, ăn vào có vị chua chua, kích thích vị giác, được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon. 

Thông thường, người ta thường chuộng các món ăn canh chua hải sản với lá cóc non. Loại rau này giúp món ăn có thêm vị chua đậm đậm đà hơn. “Ngon nhứt nách” với các món canh chua cá lóc, cá cờ lá cóc,…  vang danh gần xa. Vị chua chua của lá cóc kết hợp với vị béo, ngọt của thịt cá, hải sản khiến thực khách khó quên. Đặc biệt, mùi hương đặc trưng của lá cóc còn có tác dụng át chế vị tanh của cá hiệu quả. 

Lá trâm ổi

Từ lâu cây trâm ổi (cây hoa ngũ sắc) đã được người dân miền Nam coi như vị thuốc quý. Lá trâm ổi dùng đắp vết thương ngoài, vết loét ghẻ lở hoặc cầm máu. Rễ cây dùng để trị sốt lâu không dứt, các bệnh như quai bị, đau nhức xương cốt, chấn thương bầm dập.

Rau rừng Tây Ninh lạ và ngon thế nào mà ai đến vùng đất này cũng muốn thử? - Ảnh 3.

Cây trâm ổi hay còn gọi là cây ngũ sắc, một loại rau rừng Tây Ninh phổ biến. Ảnh: T.L

Lá trâm ổi có vị đặc chưng là “đắng chát” giống như món chuối chát nên ăn rất là lạ miệng.

Theo y học cổ truyền cả cây trâm ổi đều có tác dụng để chữa bệnh. Rễ của cây thơm ổi có vị ngọt đắng, tính lạnh, có tác dụng làm thanh nhiệt. Lá thơm mùi ổi có tính mát, có tác dụng làm tiêu viêm sưng, chữa ngứa gãi và rắn cắn. Hoa có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng để cầm máu. Tuy nhiên thông thường thì người ta chỉ hái lá, hoa và cành về phơi khô dùng làm thuốc để chữa bệnh.  

Rau đọt mọt

Rau đọt mọt là chính là lấy lá đọt mọt non có vị chua dùng làm rau sống. Lá đọt mọt non mềm có vị chua chua ngòn ngọt xen lẫn vị chát chát nên thường được ăn với cá bống, cá cơm và các loại cá kho tiêu khác.

Chính vì hương vị đặc trưng quá đỗi riêng biệt của rau đọt mọt đã làm cho món bánh xèo trở nên hấp dẫn hơn.

Rau đọt choại

Rau đọt choại là loại rau thân thảo dây leo ưa ẩm thân có vẩy hơi thưa. Những đọt choại non mọc từ gốc cây có dạng uốn cong và cuốn chặt nhiều vòng thân bên dưới cuốn xoắn dai. Đọt choại non có thể chế biến được nhiều món ăn như luộc chấm mắm, chồi non dùng làm rau sống, hoặc xào bò, nhúng lẩu, nấu canh chua… cũng rất ngon.

Săng máu

Săng máu là loài cây ưa ẩm, thân thẳng, tán lá rộng nhiều tầng dày và to. Lá săng máu non có vị chát hơi chua dùng làm rau sống và ăn kèm với các loại rau khác trong món bánh tráng cuốn thịt heo.

Rau rừng Tây Ninh lạ và ngon thế nào mà ai đến vùng đất này cũng muốn thử? - Ảnh 4.

Cây săng máu. Ảnh: raurungtayninh.

Săng máu là một trong những loại được săn lùng nhất ở trong các loại rau rừng Tây Ninh. Lá non có vị rất chát, hơi chua ăn rất ngon. Khi chặt thân cây, nhựa của cây tươm ra và có màu đỏ giống như máu, do đó mà người ta gọi cây là săng máu. Ngoài tác dụng làm rau ăn, cây còn có tác dụng trị ghẻ, trị bệnh xương mộc gai ở cổ và xương sống,…

Lá bứa

Cây bứa là một loại cây thuốc quý. Lá bứa có vị chua nên thường sẽ được dùng thái nhỏ để nấu canh chua. Đặc biệt được sử dụng như một thành phần không thể thiếu trong đặc sản rau rừng Tây Ninh ăn kèm với bánh tráng cuốn thịt luộc rất ngon. 

Rau rừng Tây Ninh lạ và ngon thế nào mà ai đến vùng đất này cũng muốn thử? - Ảnh 5.

Lá bứa. Ảnh: raurungtayninh.

 Quả bứa có mùi hương rất dễ chịu, vị chua, nhiều axit, có thể ăn sống được. Quả được sử dụng để làm hương vị chua trong nấu cari, làm gia vị để kho cá và siro trong mùa nóng. Trong quả bứa có chưa axit hữu cơ, vitamin C (100g có 61mg vitamin C). Trong vỏ có flavonozit. Các axit hữu cơ có trong cây bứa không độc cho con người mà còn có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, chống bị béo phì.

 Hạt có áo hạt chua, ăn được và cũng dùng nấu canh chua. Vị chua từ lá hoặc quả cây bứa có thể thay cho me, khi trồng cây bứa thì có lá hoặc quả dữ dùng để nấu canh sẽ chua quanh năm, trong khi me phải tùy theo từng mùa.

Rau bí bái

Rau bí bái có thể ăn sống, lá có mùi thơm nhẹ của quả xoài. Bí bái có thể ăn sống, bóp gỏi và xào nấu chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Chòi mòi

Chòi mòi vừa chua vừa chát có thể làm rau sống, luộc hoặc xào. Quả chòi mòi ăn cũng có vị chua lạ khá ngon nên thường được dùng để nấu canh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem