Sau cú sốc mang tên FTX, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới Binance rục rịch có biến

Huỳnh Dũng Thứ ba, ngày 15/11/2022 11:25 AM (GMT+7)
Changpeng Zhao cho biết, sàn giao dịch tiền điện tử Binance chỉ tăng nhẹ lượng tiền rút và đang hoạt động bình thường, mặc dù giá tài sản kỹ thuật số giảm sau sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền điện tử FTX bởi khủng hoảng thanh khoản.
Bình luận 0

Theo đó, Giám đốc điều hành sàn Binance Changpeng Zhao cho biết hôm 14/11 rằng, "có sự gia tăng nhẹ trong việc rút tiền", nhưng ông nói thêm rằng điều này phù hợp với hoạt động điển hình trong thời khắc mà thị trường tiền điện tử có biến động.

Hậu nộp đơn xin bảo hộ phá sản từ sàn FTX, sàn Binance bắt đầu rục rịch. Ảnh: @AFP.

Hậu nộp đơn xin bảo hộ phá sản từ sàn FTX, sàn Binance bắt đầu rục rịch. Ảnh: @AFP.

Phát biểu trong phiên trực tiếp "Hỏi tôi bất cứ điều gì" trên Twitter hôm 14/11, Zhao cho biết Binance đã chứng kiến "sự gia tăng nhẹ về số lần rút tiền", nhưng ông nói thêm rằng điều này phù hợp với hoạt động điển hình trong thời gian thị trường tiền điện tử sụt giảm. Zhao nói: "Bất cứ khi nào giá tiền điện tử giảm hay các sàn giao dịch gặp sự cố, chúng tôi đều thấy lượng tiền rút ra tăng lên. Đó là điều khá bình thường".

Sau nhiều tháng tăng mạnh quanh mức 20.000 đô la, sự bất ổn đã quay trở lại với bitcoin vào tuần trước khi tin tức về cuộc khủng hoảng thanh khoản tại sàn FTX đã làm chao đảo thị trường. Bitcoin đã được giao dịch ở mức giá 16.600 đô la vào chiều hôm 14/11 tại London, hầu như không thay đổi so với 24 giờ trước đó.

FTX đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào cuối tuần trước sau khi đối mặt với cuộc khủng hoảng thanh khoản, trong khi đó, các nhà đầu tư chạy trốn vì lo ngại về sức khỏe tài chính của sàn này. Binance ban đầu đã đề nghị mua lại công ty nhưng đã rút khỏi thỏa thuận sau một thời gian ngắn thẩm định có nhiều trục trặc.

Changpeng Zhao cho biết sàn giao dịch tiền điện tử chỉ tăng nhẹ lượng tiền rút, và đang hoạt động bình thường mặc dù giá tài sản kỹ thuật số giảm sau sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX. Ảnh: @AFP.

Changpeng Zhao cho biết sàn giao dịch tiền điện tử chỉ tăng nhẹ lượng tiền rút, và đang hoạt động bình thường mặc dù giá tài sản kỹ thuật số giảm sau sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX. Ảnh: @AFP.

Sự lây lan tiền điện tử

Những rắc rối của FTX bắt đầu sau một báo cáo của CoinDesk nêu chi tiết mối quan hệ giữa sàn giao dịch và công ty chị em Alameda Research.

Một dòng tweet tiếp theo từ Zhao nói rằng anh ấy sẽ bán 580 triệu đô la của Binance về mã thông báo FTT gốc của sàn giao dịch FTX "do những tiết lộ gần đây", điều này đã gây ra một đợt bán tháo token FTT và hàng tỷ đô la tiền rút từ FTX.

Cuộc khủng hoảng niềm tin này dẫn đến sự sụp đổ của đế chế tiền điện tử toàn cầu rộng lớn của tỷ phú Sam Bankman-Fried phần lớn được kích hoạt bởi một vài dòng tweet không rõ ràng trong tuần qua từ Changpeng "CZ" Zhao, người sáng lập đối thủ Binance Holdings.  Và "bụi phóng xạ" đã làm chấn động một thị trường vẫn đang quay cuồng sau sự bùng nổ vào đầu năm nay của chuỗi khối Terra do Do Kwon dẫn đầu, một ngôi sao tiền điện tử sa ngã khác đang trong tầm truy nã lao lý toàn cầu.

Trong cuộc chia sẻ, Zhao cho biết ông ấy không có ý gây ra "sự hỗn loạn" trong thị trường tiền điện tử, nói thêm rằng mặc dù một số người đã đổ lỗi cho ông vì đã "thổi phồng hoặc chọc thủng bong bóng", nhưng ông ấy không biết rằng dòng tweet của mình sẽ gây ra thiệt hại đến như vậy.

Nói về khả năng có thêm nhiều người chơi đối mặt với khủng hoảng sau sự sụp đổ của FTX, Zhao cho biết "sẽ có một số tác động lây lan theo cấp độ tầng" theo quy mô thất bại của các công ty tiền điện tử - và dẫn đến giá tiền kỹ thuật số giảm theo thời gian".

Cuộc khủng hoảng của tiền điện tử năm nay phần lớn xuất phát từ sự đan xen giữa các doanh nghiệp nợ tiền của người khác, và nguồn dự trữ của họ bị ràng buộc trong các mã thông báo kém tính thanh khoản.

Vào tháng 5, dự án stablecoin trị giá 60 tỷ đô la Terra đã chứng kiến hai mã thông báo chính của nó trở nên vô giá trị sau khi tính bền vững của mô hình kỹ thuật của chúng bị nghi ngờ. Điều đó đã dẫn đến một làn sóng thất bại trong ngành tiền điện tử, với Celsius, Three Arrows Capital và Voyager Digital đều nộp đơn xin bảo hộ phá sản.

"Một vài năm sau nữa, tất cả những điều này sẽ biến mất", Zhao nói, bình luận về sự sụp đổ của FTX và đợt bán tháo tiền điện tử sau đó. "Mọi người thậm chí có thể không nhớ điều này".

Sáng sớm hôm 14/11, Zhao cho biết Binance sẽ thành lập một "quỹ phục hồi ngành" để giúp đỡ các công ty đang gặp khó khăn và "giảm bớt các tác động tiêu cực tiếp theo". Thông tin chi tiết về quỹ còn rất ít, tuy nhiên, ông chủ Binance cho biết sẽ sớm tiết lộ thêm thông tin.

Binance có quỹ đầu tư mạo hiểm riêng chuyên đầu tư vào các dự án tiền điện tử, được gọi là Binance Labs. Cho đến nay, Zhao chưa nghe thấy bất kỳ "tiếng kêu cứu lớn nào" từ các công ty trong danh mục đầu tư của mình, những công ty mà theo ông là "ít bị ảnh hưởng" hơn nhiều so với các công ty khác trong ngành.

Zhao còn cho biết công ty của ông ấy có "bảng cân đối kế toán cực kỳ mạnh mẽ" và không gặp khó khăn gì khi xử lý việc rút tiền tăng vọt. Ông nói: "Chúng tôi không bao giờ tham gia với tư cách là một công ty trong bất kỳ hoạt động cho vay thiếu trách nhiệm nào, chúng tôi không bao giờ chấp nhận bất kỳ rủi ro nào của bên thứ ba".

Trở lại với câu chuyện gây chấn động gần đây, Alameda Research, công ty chị em của FTX, đã vay hàng tỷ USD tiền của khách hàng từ sàn giao dịch FTX để đảm bảo có đủ tiền trong tay để xử lý việc riêng, Đài CNBC đưa tin  hôm cuối tuần trước. Người đứng đầu sàn FTX Bankman-Fried từ chối bình luận về các cáo buộc biển thủ quỹ tiền khách hàng nhưng cho biết việc nộp đơn bảo hộ phá sản gần đây là kết quả của các vấn đề với vị thế giao dịch đòn bẩy đang có nhiều trục trặc, mỏng manh.

Zhao còn cho biết công ty của ông ấy có "bảng cân đối kế toán cực kỳ mạnh mẽ" và không gặp khó khăn gì khi xử lý việc rút tiền tăng vọt. Ảnh: @AFP.

Zhao còn cho biết công ty của ông ấy có "bảng cân đối kế toán cực kỳ mạnh mẽ" và không gặp khó khăn gì khi xử lý việc rút tiền tăng vọt. Ảnh: @AFP.

Thông cáo báo chí phát ra tối 11/11 cho biết, FTX đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản và khẳng định đây là "phù hợp để giúp FTX Group có cơ hội đánh giá tình hình của mình và phát triển một quy trình nhằm tối đa hóa khả năng phục hồi cho các bên liên quan".

FTX Group bao gồm sàn giao dịch tiền số FTX cũng như FTX tại Mỹ, quỹ Alameda Research và khoảng 130 công ty liên kết. Tất cả đều đã nộp đơn làm thủ tục phá sản. Riêng FTX Digital Markets, FTX Australia, FTX Expess Pay và LedgerX (hoạt động kinh doanh dưới dạng phái sinh tại Mỹ) không nằm trong diện này. Đồng thời, vị trí người đứng đầu Sam Bankman-Fried được giao lại cho John J. Ray III. Tuy nhiên, yỷ phú tiền số một thời này hứa tiếp tục hỗ trợ quá trình chuyển đổi của FTX.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem