Thứ năm, 16/05/2024

Sau Tết, TP.HCM yêu cầu rà soát, sắp xếp lại nhà, đất công

23/02/2024 4:06 PM (GMT+7)

UBND TP.HCM yêu cầu các sở ngành, quận huyện khẩn trương thực hiện rà soát, lập danh mục toàn bộ các cơ sở nhà, đất đang quản lý, sử dụng, trên cơ sở đó, phân loại rõ danh mục nhà, đất thuộc phạm vi phải sắp xếp lại, xử lý.

Cụ thể, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện rà soát, lập danh mục toàn bộ các cơ sở nhà, đất đang quản lý, sử dụng; trên cơ sở đó, phân loại rõ danh mục nhà, đất thuộc phạm vi phải sắp xếp lại, xử lý và danh mục nhà, đất không thuộc phạm vi phải sắp xếp lại và đề xuất phương án xử lý.

Sau Tết, TP.HCM yêu cầu rà soát, sắp xếp lại nhà, đất công- Ảnh 1.

Rà soát, phân loại danh mục nhà, đất công tại TP.HCM. Ảnh: Gia Linh

Các cơ quan lập danh sách đất thuộc diện Nhà nước trực tiếp quản lý (đất trống, đất dôi dư sau bồi thường giải tỏa của các dự án) nhưng chưa kê khai, xác lập quản lý nhà nước trên địa bàn, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, trình UBND TP việc xác lập quyền quản lý. Ngoài ra, lập danh sách nhà, đất có nguồn gốc thuộc sở hữu nhà nước, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang sử dụng, chiếm dụng, chưa được xác lập sở hữu nhà nước, gửi Sở Xây dựng tổng hợp, trình UBND TP việc xác lập quyền sở hữu nhà nước theo quy định.

Đối với nhà ở, đất ở phục vụ tái định cư, các đơn vị lập báo cáo các nội dung gửi Tổ Công tác (do UBND TP thành lập) tổng hợp. 

Cụ thể, khôi phục lại ranh mốc đối với các nền đất tái định cư bị mất ranh mốc và tháo dỡ các công trình xây dựng vi phạm trên đất (nếu có); xác định nguồn gốc hình thành quỹ nhà, đất phục vụ tái định cư; việc quản lý, bố trí sử dụng quỹ nhà bố trí cho các dự án cụ thể.

Công tác thanh quyết toán dự án hoàn thành có sử dụng quỹ nhà, đất phục vụ tái định cư. Xử lý công nợ phải thực hiện khi bàn giao quỹ nhà, đất; xử lý chuyển tiếp khi bàn giao quỹ nhà, đất.

Đối với nhà, đất thuộc phạm vi điều chỉnh Nghị định số 167 của Chính phủ, lập danh sách nhà, đất do các Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận, huyện tạm quản lý, giữ hộ dự kiến bàn giao cho Trung tâm Quản lý nhà và Giám định xây dựng, gửi Thường trực Ban Chỉ đạo 167 (Sở Tài chính) để xử lý.

Theo đó, UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan trong quá trình thực hiện kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm tại đơn vị mình.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM lần đầu tiên có hội chợ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP

TP.HCM lần đầu tiên có hội chợ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP

Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 1 năm 2024 chính thức khai mạc với gần 200 gian hàng, gồm các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP.

Cuộc chiến xe điện toàn cầu sẽ căng thẳng?

Cuộc chiến xe điện toàn cầu sẽ căng thẳng?

Còn quá sớm để biết Trung Quốc sẽ trả đũa hay không sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định áp thuế 100% đối với xe điện Trung Quốc để chận hàng nhập khẩu giá rẻ.

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.

Honda lên lịch triển khai dự án taxi không người lái

Honda lên lịch triển khai dự án taxi không người lái

Tập đoàn Honda Motor đang hợp tác với các hãng taxi để có thể ra mắt dịch vụ taxi không người lái tại Nhật Bản vào năm 2026.

PGS.TS Phan Thanh Bình: Phải tính kế sách trăm năm cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Phan Thanh Bình: Phải tính kế sách trăm năm cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Phan Thanh Bình cho rằng, bảo vệ ĐBSCL là cấp bách, cấp thiết nhưng phải gắn với căn cơ và lâu dài, phải tính kế sách trăm năm chứ không phải vài năm hay vài chục năm.