Thứ bảy, 11/05/2024

SCIC thoái vốn ở đơn vị mai táng, doanh nghiệp chia thưởng cổ phiếu tới 180%

19/06/2023 5:51 AM (GMT+7)

Từ ngày 19 - 23/6, có 24 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt, 6 doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu, 3 doanh nghiệp trả cổ tức kết hợp nhiều hình thức và 2 doanh nghiệp phát hành thêm.

Ngoài ra còn có thông tin, SCIC chào bán cổ phần tại Công ty CP Xây dựng và Dịch vụ Công cộng Bình Dương, cổ phiếu ITA vào diện kiểm soát từ ngày 22/6…

Thưởng cổ phiếu 180%

Trong tuần này, có 35 doanh nghiệp thông báo chốt quyền trả cổ tức. Trong đó, 24 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt, 6 doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu, 3 doanh nghiệp trả cổ tức kết hợp nhiều hình thức và 2 doanh nghiệp phát hành thêm. Đáng chú ý, trong tuần 19 - 23/6, chỉ có 3 doanh nghiệp chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ trên 20%, cao nhất là 37,6%nhưng một doanh nghiệp ngành dược sẽ chốt quyền chia thưởng cổ phiếu tỷ lệ lên tới 180%.

SCIC thoái vốn ở đơn vị mai táng, doanh nghiệp chia thưởng cổ phiếu tới 180% - Ảnh 1.

Công ty CP Đầu tư Xây dựng Dầu khí Idico sẽ phát hành gần 8,4 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 70%.

Công ty CP Đầu tư Xây dựng Dầu khí Idico (mã chứng khoán: ICN) thông báo, chốt quyền trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu. Cụ thể, ICN dự kiến phát hành gần 8,4 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 70%, có nghĩa cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được 70 cổ phiếu phát hành mới. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/6. Trước đó, ICN đã thực hiện 4 đợt tạm ứng cổ tức năm 2022 bằng tiền với tổng tỷ lệ 180%.

Công ty CP Chứng khoán SSI (mã chứng khoán: SSI) cho biết, 21/6 tới là ngày đăng ký cuối cùng hưởng quyền trả cổ tức năm 2022 bằng tiền. Với tỷ lệ thực hiện 10%, SSI dự kiến chi 1.501 tỷ đồng để hoàn tất đợt trả cổ tức. Ngày thanh toán dự kiến là 12/7.

Công ty CP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (Haxaco, mã chứng khoán: HAX) thông báo, ngày 22/6 tới sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2022 với tổng tỷ lệ là 30%. Trong đó, công ty sẽ thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%, ngày thanh toán dự kiến là 20/7. Với hơn 71,94 triệu cổ phiếu đang niêm yết, HAX sẽ chi khoảng 36 tỷ đồng để trả cổ tức. Haxaco cũng phát hành gần 18 triệu cổ phiếu để trả cổ tức 2022 với tỷ lệ 100:25, có nghĩa cổ đông sở hữu 3 cổ phiếu sẽ được nhận 1 cổ phiếu mới.

SCIC thoái vốn ở đơn vị mai táng, doanh nghiệp chia thưởng cổ phiếu tới 180% - Ảnh 2.

Dược Hà Tây dự kiến phát hành hơn 47,53 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 100:180.

Công ty CP Tập đoàn Thiên Long (mã chứng khoán: TLG) thông báo, 26/6 sẽ là ngày chốt danh sách cổ đông để chi cổ tức bằng tiền còn lại năm 2022 với tỷ lệ 5% và tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2023 tỷ lệ 15%. Với gần 77,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính doanh nghiệp cần chi khoảng 156 tỷ đồng để trả cổ tức.

Cũng trong ngày 26/6, Công ty CP Dược Hà Tây (mã chứng khoán: DHT) sẽ chốt danh sách trả cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu. Cụ thể, Dược Hà Tây dự kiến phát hành hơn 47,53 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 100:180. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của công ty sẽ tăng từ 264 tỷ đồng lên hơn 739 tỷ đồng.

SCIC thoái vốn ở doanh nghiệp mai táng

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vừa thông báo chào bán lô cổ phần tại Công ty CP Xây dựng và Dịch vụ Công cộng Bình Dương (mã chứng khoán: BPS).

Theo đó, SCIC chào bán 3 triệu cổ phần của BPS, tương đương 30% vốn điều lệ BPS với giá 47.462 đồng/cổ phiếu, hình thức chào bán cạnh tranh cả lô. Theo đó, mỗi nhà đầu tư phải đăng ký mua toàn bộ số cổ phần chào bán và chỉ bán cho nhà đầu tư trong nước.

SCIC thoái vốn ở đơn vị mai táng, doanh nghiệp chia thưởng cổ phiếu tới 180% - Ảnh 3.

SCIC chào bán 3 triệu cổ phiếu của BPS, tương đương 30% vốn điều lệ BPS với giá 47.462 đồng/cổ phiếu.

BPS có tiền thân là công ty vệ sinh mai táng huyện Thuận An, được thành lập vào ngày 3/10/1985. BPS có 10 chi nhánh và 3 công ty con là Công ty CP Đầu tư Hoa viên Nghĩa trang Long Xuyên, Công ty CP Đầu tư Phú Hưng Viên và Công ty CP Đầu tư Xây dựng Dịch vụ Thương mại Vĩnh Cửu.

Năm 2022, BPS có doanh thu thuần đạt 1.009 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 25 tỷ đồng, tăng gần 46%. Năm 2023, BPS đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 1.078 tỷ đồng (tăng 6% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế hơn 84 tỷ đồng (cao gấp 3,4 lần thực hiện năm 2022).

Công ty CP nước Thủ Dầu Một (mã chứng khoán: TDM) vừa công bố thông tin liên quan đến nhận chuyển nhượng 3.789.700 cổ phiếu tại Công ty CP Cấp nước Cà Mau với giá hơn 54 tỷ đồng, tương đương 14.300 đồng/cổ phiếu. Tỷ lệ sở hữu của TDM tại Cấp nước Cà Mau sau giao dịch là 24,39% vốn điều lệ.

Ngoài làm cổ đông chiến lược tại Công ty CP Nước - Môi trường Bình Dương (mã chứng khoán: BWE), Công ty Nước Thủ Dầu Một còn đang sở hữu 25% vốn tại Công ty CP Tư vấn Cấp thoát nước và Môi trường, 20% vốn điều lệ tại Công ty CP Cấp nước Gia Tân và 12,06% vốn điều lệ tại Công ty CP Cấp nước Đồng Nai.

SCIC thoái vốn ở đơn vị mai táng, doanh nghiệp chia thưởng cổ phiếu tới 180% - Ảnh 4.

Từ ngày 22/6, cổ phiếu ITA của Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo vào diện kiểm soát.

HoSE vừa quyết định đưa cổ phiếu ITA của Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo vào diện kiểm soát từ ngày 22/6. Nguyên nhân, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2021 và năm 2022 là số âm, căn cứ trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022, thuộc trường hợp chứng khoán bị đưa vào diện kiểm soát.

Ngoài ra, cổ phiếu ITA cũng đồng thời đang trong diện cảnh báo theo quyết định ngày 14/4/2023 của HoSE do báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 có ý kiến ngoại trừ. Thêm nữa, cổ phiếu ITA đồng thời đang trong diện cảnh báo theo quyết định ngày 26/8/2022 của HoSE do công ty vi phạm công bố thông tin từ 4 lần trở lên trong vòng 1 năm.

Theo Tiền Phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Hợp tác toàn diện với Ngân hàng LPBank, thêm người mới vào HĐQT và Ban kiểm soát, tích cực tuyển thêm hàng loạt kỹ sư để phục vụ nông nghiệp, CTCP Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng những kết quả năm tốt hơn 2023.

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

SK Group, tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc sau Samsung tính theo doanh thu, vẫn là cổ đông lớn tại Masan Group và là một trong những đối tác lớn của tập đoàn đa ngành của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung cho biết sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ USD mỗi năm trong thời gian tới tại Việt Nam, tiếp tục tăng số lượng công ty Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của đại tập đoàn này, và đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực.

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Ngân hàng Thế giới (World Bank) hôm nay 9/5 thông báo đã bổ nhiệm bà Mariam Sherman làm Giám đốc Quốc gia mới của WB tại Việt Nam, Campuchia và Lào.

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Chương trình đào tạo về Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) là một phần trong hoạt động hỗ trợ của Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) nhằm thúc đẩy triển khai thị trường carbon tại Việt Nam với sự hợp tác của Cục Biến đổi khí hậu (Cục BĐKH), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT).

6 nhà máy lớn tại Việt Nam vẫn chưa cung ứng đủ, Samsung sẽ xây thêm

6 nhà máy lớn tại Việt Nam vẫn chưa cung ứng đủ, Samsung sẽ xây thêm

Samsung Electro-Mechanics (SEM), nhánh làm bán dẫn và các bộ phận máy ảnh của Tập đoàn Samsung, đang chuẩn bị xây một nhà máy mới tại Việt Nam -- nơi Samsung đang vận hành 6 nhà máy lớn.