Thứ sáu, 03/05/2024

Siết quy định ngân hàng rót vốn vào trái phiếu doanh nghiệp

21/11/2021 6:30 AM (GMT+7)

Ngân hàng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi nợ xấu dưới 3%. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng quy định rất rõ về ba trường hợp tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp.

Siết quy định ngân hàng rót vốn vào trái phiếu doanh nghiệp - Ảnh 1.

minh họa

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 16/2021 quy định việc tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).

Một trong những quy định đáng chú ý trong thông tư mới là TCTD chỉ được mua TPDN khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với TCTD trước thời điểm mua TPDN.

Ngoài ra, thông tư mới cũng quy định ba trường hợp TCTD không được mua TPDN, gồm trái phiếu doanh nghiệp được phát hành trong đó có mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp; phát hành với mục đích góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác; và trái phiếu có mục đích tăng quy mô vốn hoạt động.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng không được bán trái phiếu doanh nghiệp cho công ty con của mình, trừ trường hợp ngân hàng là bên nhận chuyển giao bắt buộc bán trái phiếu cho ngân hàng được chuyển giao bắt buộc.

Ngoài ra, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ không được mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền.

Với trường hợp giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc hệ thống UPCoM, NHNN yêu cầu trong vòng 12 tháng sau khi bán, các ngân hàng không được mua lại trái phiếu này cũng như các trái phiếu được phát hành cùng đợt.

Sau 12 tháng, ngân hàng chỉ được mua lại trái phiếu chưa niêm yết đã bán trước đó nếu đáp ứng một số điều kiện về xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp phát hành, giá trị phát hành và khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp…

Cũng tại thông tư mới, NHNN yêu cầu sau khi mua trái phiếu từ doanh nghiệp, các ngân hàng phải có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn thu từ phát hành của doanh nghiệp. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp sử dụng tiền không đúng mục đích theo phương án, cam kết, các ngân hàng phải yêu cầu doanh nghiệp mua lại trái phiếu trước hạn.

Trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn hoặc không thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn theo cam kết, các ngân hàng có quyền thực hiện xử lý, thu hồi nợ gốc, lãi trái phiếu.

Trong thời gian nắm giữ trái phiếu, tối thiểu định kỳ 6 tháng/lần, các nhà băng phải đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, khả năng thanh toán gốc, lãi trái phiếu của doanh nghiệp phát hành.

Với hoạt động phân loại, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đối với số dư mua trái phiếu doanh nghiệp.

NHNN cho biết với trường hợp trái phiếu đã niêm yết, ngân hàng thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định về các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.

Với trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, ngân hàng thực hiện việc phân loại, trích lập dự phòng, xử lý rủi ro theo quy định của NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.

Với các hợp đồng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp được ký kết trước ngày Thông tư 16 có hiệu lực, các ngân hàng và khách hàng được tiếp tục thực hiện những nội dung trong hợp đồng hai bên đã ký.

Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 15/1/2022.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng mỗi ngày, đang tiếp tục mở rộng ồ ạt

Nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng mỗi ngày, đang tiếp tục mở rộng ồ ạt

Trung bình mỗi ngày, chuỗi nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng. Chuỗi này tiếp tục có kế hoạch mở thêm 400 nhà thuốc trong năm nay.

Lượng đơn hàng mới tăng trở lại, sức khỏe ngành sản xuất tốt lên

Lượng đơn hàng mới tăng trở lại, sức khỏe ngành sản xuất tốt lên

Số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh trong tháng 4 đã giúp ngành sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại, theo báo cáo Chỉ số nhà quản trị mua hàng - Purchasing Managers' Index (PMI) -mới nhất của S&P Global.

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một phần lớn được dồn vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Dragon Capital gom mua trở lại cổ phiếu MWG của đại gia Nguyễn Đức Tài

Dragon Capital gom mua trở lại cổ phiếu MWG của đại gia Nguyễn Đức Tài

Ước tính số tiền mà Dragon Capital phải chi để gom 4,65 triệu cổ phiếu MWG (Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động; HoSE: MWG) khoảng 231,57 tỷ đồng.

Nhóm 5 doanh nghiệp bắt tay nhau vì "mê" thị trường bảo hiểm Việt Nam

Nhóm 5 doanh nghiệp bắt tay nhau vì "mê" thị trường bảo hiểm Việt Nam

Bốn công ty giải pháp tài chính -- Zalopay, Lotte Finance, FE Credit và bảo hiểm OPES -- vừa trở thành đối tác chiến lược tại Việt Nam của công ty công nghệ bảo hiểm Igloo từ Singapore.

Các ông lớn Google, Facebook, Tiktok... nộp hơn nửa tỷ USD tiền thuế ở Việt Nam

Các ông lớn Google, Facebook, Tiktok... nộp hơn nửa tỷ USD tiền thuế ở Việt Nam

Theo dữ liệu của Tổng cục Thuế, 4 tháng đầu năm 2024, các "ông lớn" như Google, Facebook, Tiktok, Microsoft, Netflix hoạt động ở Việt Nam đã nộp hơn 3.000 tỷ đồng tiền thuế.