Sóc Trăng: "Liều" thả nuôi hàng đàn ba ba trong vườn, anh nông dân mắt hí đẹp trai kiếm bộn tiền

Trường Thạnh - Chúc Ly Chủ nhật, ngày 16/08/2020 13:02 PM (GMT+7)
Từ hai bàn tay trắng, anh nông dân mắt hí đẹp trai Phạm Văn Phèo, xã Kế An, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) đã mạnh dạn xây bể xi măng trong vườn đầu tư nuôi ba ba. Sau 15 năm theo nghề nuôi ba ba, hiện mỗi vụ nuôi anh thu lãi vài trăm triệu đồng.
Bình luận 0

Xuất thân từ một gia đình thuần nông, anh Phạm Văn Phèo (SN 1987, ngụ ấp Lung Đen, xã Kế An, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) và gia đình luôn suy nghĩ, trăn trở quyết tâm không cam chịu nghèo khó. 

Năm 2016, từ hai bàn tay trắng, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và Hội Nông dân các cấp, anh được đi tham quan học tập thực tế tại các mô hình trang trại nuôi ba ba, cua đinh… ở các địa phương miền Tây và ngoài tỉnh Sóc Trăng.

Sóc Trăng: Anh nông dân kiếm vài trăm triệu/vụ nhờ 15 năm đam mê nuôi ba ba - Ảnh 1.

Sau 15 năm đeo đuổi nghề nuôi ba ba, hiện anh Phèo, xã Kế An, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) có thu nhập tốt từ mô hình. Ảnh: Trường Thạnh.

Từ đó, anh đã mạnh dạn bàn với gia đình bước đầu sử dụng 2.000m2 đất vườn và đầu tư hơn 50 triệu đồng, trong đó vay Quỹ Hỗ trợ nông dân 20 triệu đồng để xây bể xi măng, chuồng trại, hệ thống xử lý môi trường nước,…

Theo anh Phèo, chuồng nuôi ba ba được xây bằng gạch và xi  măng, thiết kế theo hệ thống kín, chủ động kiểm soát nhiệt độ, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi ba ba nhằm đảm bảo thích hợp với đặc tính sinh lý của vật nuôi.

Bể nuôi ba ba xây đúng sẽ cho con vật khoẻ mạnh, đạt năng suất cao, đảm bảo thuận tiện lợi việc chăm sóc, tiết kiệm được sức lao động và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Sóc Trăng: Anh nông dân kiếm vài trăm triệu/vụ nhờ 15 năm đam mê nuôi ba ba - Ảnh 2.

Sóc Trăng: Anh nông dân kiếm vài trăm triệu/vụ nhờ 15 năm đam mê nuôi ba ba - Ảnh 3.

Theo anh Phèo, xã Kế An, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) ba ba dễ nuôi, dễ chăm sóc và ít tốn công. Ảnh: Trường Thạnh. Trong ảnh, anh Phèo giới thiệu anh đang nuôi thêm loài cua đinh.

Ở vụ nuôi ba ba trước, anh Phèo thả 3.000 con ba ba giống, khi thu hoạch cho lãi khoảng 200 triệu đồng. Trong vụ nuôi ba ba 2019-2020, anh nuôi 5.000 con ba ba giống trong tổng diện tích ao 2.000m2. 

Đến nay, lứa ba ba này đã được hơn 12 tháng, phát triển tốt và dự kiến sẽ thu hoạch vào cuối năm nay. "Tôi nhẩm tính có khoảng 3 tấn rưỡi ba ba, và cua đinh thương phẩm. Với mức giá như đợt rồi thì tôi sẽ có lãi đáng kể", anh Phèo chia sẻ.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Phèo cho hay: "Tôi bắt đầu nuôi ba ba từ năm 17 tuổi, đến nay cũng đã theo nghề được 15 năm. Mô hình nuôi ba ba này có cái lợi nhất là đầu ra khá ổn định và có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi để làm. Mỗi ngày chỉ cần cho ba ba, cua đinh ăn 1 lần, việc chăm sóc cũng rất nhẹ, không tốn nhiều công. Từ đó, người làm các công việc khác vẫn có thể chăn nuôi được".

Nói về kỹ thuật nuôi ba ba, anh Phèo cho rằng, điều quan trọng là phải chọn được con ba ba giống tốt, ở cơ sở có uy tín. Ngoài ra người nuôi ba ba cần chú ý đến nguồn nước nuôi. Khi xây dựng ao nuôi ba ba, cần tạo môi trường giống như tự nhiên để ba ba phát triển tốt. 

Nước trong ao nuôi ba ba phải sạch sẽ, đã được diệt mầm bệnh trước khi thả ba ba giống; ao nuôi từ năm thứ 2 phải được cải tạo. Ba ba sau khi nuôi được khoảng 2 năm đạt trọng lượng 1,2 - 1,5kg thì có thể xuất bán.

Sóc Trăng: Anh nông dân kiếm vài trăm triệu/vụ nhờ 15 năm đam mê nuôi ba ba - Ảnh 4.

Sóc Trăng: Anh nông dân kiếm vài trăm triệu/vụ nhờ 15 năm đam mê nuôi ba ba - Ảnh 5.

Ở vụ nuôi trước, anh Phèo thả 3.000 con ba ba giống, khi thu hoạch cho lãi khoảng 200 triệu đồng. Hiện anh Phèo bắt đầu sản xuất giống ba ba. Ảnh: Trường Thạnh.

Hiện anh Phèo bán ba ba thịt thương phẩm cho các thương lái với giá loại 1 khoảng 350.000 đồng/kg, ba ba loại 2 bán với giá 280.000 đồng/kg, ba ba loại 3 bán với giá 250.000 đồng/kg. Điều đáng mừng là anh được thương lái đặt hàng và đến thu mua ổn định, hiện ba ba thịt anh nuôi ra không đáp ứng đủ nhu cầu.

Sau thời gian nuôi thịt ba ba thương phẩm, hiện anh Phèo đã cho ba ba đẻ thành công. Anh bắt đầu sử dụng ba ba giống vào chăn nuôi của gia đình. Trong tương lai, anh Phèo hướng đến bán ba ba giống cho nhiều bà con có nhu cầu ở địa phương. Ngoài ra, anh Phèo còn học hỏi và đang nuôi thêm loài cua đinh.

Theo ông Nguyễn Thanh Hiền - Chủ tịch Hội Nông dân xã Kế An, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng nếu thị trường ổn định, thì nghề nuôi ba ba, cua đinh rất cần được quan tâm phát triển và nhân rộng. 

Ông Hiền lý giải, bởi vì với diện tích đất (đào ao) nhỏ, nhưng nuôi ba ba, nuôi loài cua đinh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo tính toán, với diện tích 200m2/ao, trong 24 tháng nuôi ba ba, nuôi loài cua đinh người dân có lãi từ 200-250 triệu đồng, rất cao so với nhiều thu nhập từ trồng các loài cây, con khác. 

Nhờ nuôi ba ba, cua đinh mà hộ anh Phạm Văn Phèo, (xã Kế An, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng)  đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu và cần được học hỏi.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem