Thứ bảy, 27/04/2024

Ông chủ Phở Thìn kiện đòi thương hiệu, thấy gì?

27/02/2023 7:00 PM (GMT+7)

Ông Nguyễn Trọng Thìn mở quán Phở Thìn 13 Lò Đúc vào năm 1979. Hiện có khoảng 10 chi nhánh chính gốc trong nước, 5 chi nhánh nước ngoài nhưng hàng loạt quán phở khác vẫn đang bán với thương hiệu này. Mới đây là tranh chấp khiến ông lên tiếng mạnh mẽ và tìm đến luật sư, nộp đơn kiện đòi thương hiệu.

Ông Nguyễn Trọng Thìn - “cha đẻ” của Phở Thìn 13 Lò Đúc, Hà Nội lên tiếng mạnh mẽ về thương hiệu của mình, khi mạng xã hội dậy sóng một cửa hàng Phở Thìn 13 Lò Đúc vừa khai trương tại TP.HCM. Chủ cửa hàng này thừa nhận mình là truyền nhân của ông Thìn, nhìn thấy tương lai tương sáng của một chuỗi Phở Thìn 13 Lò Đúc, nhưng ông Nguyễn Trọng Thìn kịch liệt phản đối những thông tin trên.

Không phải tất cả Phở Thìn 13 Lò Đúc đều chính gốc

Ông Nguyễn Trọng Thìn cho biết số lượng các cửa hàng Phở Thìn 13 Lò Đúc “chính gốc” hiện nay không nhiều dù thực tế các cửa hàng Phở Thìn như một ma trận xuất hiện khắp nơi tại Hà Nội, TP.HCM, các tỉnh thành, thậm chí tại nhiều nước khác trên thế giới.

“Ở miền Bắc, tôi hỗ trợ kinh doanh, cho phép người khác kinh doanh theo thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc với khoảng 10 chi nhánh. Ở Nhật Bản 5 chi nhánh, ở Indonesia một chi nhánh, ở Melbourne (Australia) một chi nhánh và ở California (Mỹ) một chi nhánh”, ông Thìn khẳng định. Hiện Phở Thìn 13 Lò Đúc vừa khai trương một cửa hàng mới ở quận 7, TP.HCM.

Thấy gì sau vụ ông chủ Phở Thìn nộp đơn kiện đòi thương hiệu? - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Trọng Thìn - “cha đẻ” của Phở Thìn 13 Lò Đúc tại cửa hàng mới khai trương ở quận 7, TP.HCM. Ảnh: P.Minh

Ông cũng cho biết thêm rằng thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc hiện vẫn chưa triển khai mô hình nhượng quyền kinh doanh vì về mặt pháp lý, ông Nguyễn Trọng Thìn chưa được pháp luật bảo vệ nhãn hiệu “Phở Thìn”. 

Tại Hà Nội, còn có một quán Phở Thìn nổi tiếng khác thường được biết đến là Phở Thìn Bờ Hồ trên phố Đinh Tiên Hoàng. Quán phở này đã được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu “Phở Thìn” từ năm 2005, cấp lại năm 2017 nhưng đến nay chỉ bán duy nhất 1 cửa hàng, không nhượng quyền.

Thực tế, ông Nguyễn Trọng Thìn từng nộp đơn đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu “Phở Thìn” cho Phở Thìn 13 Lò Đúc vào năm 2009 nhưng bị từ chối. Đến năm 2020, ông tiếp tục nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với bộ nhận diện mới bao gồm chữ số, hình ảnh chân dung ông Thìn nhưng vẫn trong tình trạng “đang giải quyết”.

Liên quan lùm xùm ông Đoàn Hải Trung vừa khai trương một cửa hàng Phở Thìn tại TP.Thủ Đức, TP.HCM và nhận là truyền nhân của ông Nguyễn Trọng Thìn, ông Thìn thẳng thừng bác các thông tin này. Ông khẳng định mình không liên quan Đoàn Hải Trung, ông Trung không phải Giám đốc điều hành Phở Thìn, đặc biệt càng không phải truyền nhân của “cha đẻ” Phở Thìn. 

Thấy gì từ vụ Phở Thìn?

Theo ông Thìn, ông có biết ông Trung và trước đó cho phép Trung sử dụng thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc để kinh doanh chi nhánh tại Hải Dương. Riêng cửa hàng mới này và cả việc Trung tự ý đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Phở Thìn và Phở VieThin 13 Lò Đúc (nhưng chưa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ), ông không hề hay biết.

Thấy gì sau vụ ông chủ Phở Thìn nộp đơn kiện đòi thương hiệu? - Ảnh 2.

Phở Thìn 13 Lò Đúc, Hà Nội. Ảnh: P.Minh

Một điểm đáng chú ý là theo thông tin tại website của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, ông Đoàn Hải Trung đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Phở Thìn và Phở VieThin 13 Lò Đúc, trong đó có cổ phần đóng góp từ ông Nguyễn Trọng Thìn.

“Tôi khẳng định giữa tôi và Đoàn Hải Trung không có bất kỳ giấy tờ, hợp đồng nào. Tôi không bán thương hiệu, không ủy quyền quản lý cho người này”, ông Thìn khẳng định và cũng bày tỏ sự khó hiểu khi ông Trung sử dụng thông tin của mình để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Lùm xùm vẫn chưa có hồi kết. Ông Thìn cho biết đã ủy quyền cho luật sư tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để khởi kiện ông Đoàn Hải Trung vì đang sử dụng thương hiệu, hình ảnh của ông để lập công ty, nhượng quyền thương hiệu.

Thấy gì sau vụ ông chủ Phở Thìn nộp đơn kiện đòi thương hiệu? - Ảnh 3.

Tô phở tại Phở Thìn 13 Lò Đúc. Ảnh: P.Minh

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực F&B, nhượng quyền thương mại cho rằng vấn đề bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam, nhất là đối với các hộ kinh doanh gia truyền được nhiều người yêu thích chưa được chú trọng. Đây là điểm yếu của các hộ sản xuất kinh doanh, đến khi gặp vấn đề mới bàng hoàng, trở tay không kịp.

Theo ông Đỗ Duy Thanh - Giám đốc FnB Director, Horeca Business School, với mô hình kinh truyền thống, các hộ gia đình, hộ kinh doanh thường tập trung vào sản xuất chế biến, kinh nghiệm để làm sao món ăn được ngon nhất, hấp dẫn nhất. Họ chưa quan tâm các yếu tố pháp lý, đặc biệt là sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu.

Ngoài ra, khi chưa được bảo hộ nhãn hiệu, việc mua nhượng quyền thương mại cũng là rủi ro lớn cho người đi mua. Theo các chuyên gia, bỏ tiền tỷ để mua nhượng quyền mà thương hiệu không được bảo hộ thì mở hôm nay, ngày mai có thể có người khác mở một cái tương tự với thương hiệu tương tự nhưng người nhượng quyền không thể làm gì, bên bán nhượng quyền cũng không bảo vệ gì cho người đã mua.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao ghế chủ tịch Bamboo Capital được chuyển cho doanh nhân nước ngoài?

Vì sao ghế chủ tịch Bamboo Capital được chuyển cho doanh nhân nước ngoài?

Doanh nhân Kou Kok Yiow từ Singapore được bầu làm chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bamboo Capital ngày 27/4 để thay ông Nguyễn Hồ Nam, người sẽ đảm nhiệm vị trí chủ tịch Hội đồng chiến lược của tập đoàn.

Hướng tới công nghệ AI, TP.HCM hy vọng hợp tác với NVIDIA

Hướng tới công nghệ AI, TP.HCM hy vọng hợp tác với NVIDIA

TP.HCM mong muốn hợp tác với Tập đoàn NVIDIA để phát triển công nghệ Al ứng dụng vào nhiều lĩnh vực tại Thành phố.

Xu hướng quần lửng trẻ trung, tôn dáng

Xu hướng quần lửng trẻ trung, tôn dáng

Chị em nên bổ sung quần lửng cho tủ đồ để phong cách mùa hè thêm mới mẻ.

Đặc sắc Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn

Đặc sắc Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn

Lễ hội Ẩm thực ba miền tại Thảo cầm viên Sài Gòn, Quận 1, TP.HCM đang thu hút nhiều người dân, du khách đến vui chơi và thưởng thức. Đây là lần đầu tiên Thảo cầm viên Sài Gòn tổ chức lễ hội ẩm thực để thu hút thêm nhiều du khách đến đây vui chơi vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Người dân TP.HCM thong thả vui chơi, tận hưởng ngày đầu nghỉ lễ 30/4

Người dân TP.HCM thong thả vui chơi, tận hưởng ngày đầu nghỉ lễ 30/4

Đường phố, điểm tham quan, vui chơi tại TP.HCM không quá đông đúc trong ngày 27/4. Nhờ vậy, người dân có thể tận hưởng không khí và thong thả trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Lần đầu tiên, ngành đường sắt đưa tàu có thiết kế "chống say xe" phục vụ hành khách

Lần đầu tiên, ngành đường sắt đưa tàu có thiết kế "chống say xe" phục vụ hành khách

Ngành đường sắt lần đầu tiên đưa loại ghế có thể xoay 180 độ vào khai thác phục vụ hành khách trên tàu SE21/22. Vì vậy, hành khách có thể thoải mái tự điều chỉnh hướng ngồi cho phù hợp, không còn phải lo bị say xe do ngồi ngược chiều khi tàu chạy.