Thiếu chip, nhiều hãng xe rơi vào tình trạng khốn khổ, thiệt hại hàng trăm tỷ đô

Huỳnh Dũng Thứ hai, ngày 27/09/2021 18:33 PM (GMT+7)
Tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu chưa có dấu hiệu dừng lại, khiến nhiều hãng xe trên toàn cầu rơi vào tình trạng “lâm li bi đát” chưa từng có, điển hình là mức thiệt hại doanh thu năm 2021 có thể lên tới hơn 200 tỷ USD.
Bình luận 0

Theo báo cáo mới nhất từ AlixPartners, một công ty chuyên tư vấn kinh doanh dự đoán rằng số lượng xe sản xuất trong năm 2021 cũng bị sụt giảm, với con số đạt khoảng 7,7 triệu chiếc. Con số này cao hơn nhiều so với dự đoán hồi tháng 5 là 3,9 triệu chiếc.

Thậm chí, AlixPartners nhận định tình trạng thiếu chip bán dẫn vẫn tiếp diễn hiện nay dự kiến sẽ khiến toàn ngành công nghiệp ô tô toàn cầu mất khoảng 210 tỷ USD doanh thu vào năm 2021.

Vì cuộc khủng hoảng chip, doanh thu toàn ngành xe hơi năm 2021 trên toàn thế giới thiệt hại lên tới 210 tỷ USD. Ảnh: @AFP.

Vì cuộc khủng hoảng chip, doanh thu toàn ngành xe hơi năm 2021 trên toàn thế giới thiệt hại lên tới 210 tỷ USD. Ảnh: @AFP.

Trước đó, AlixPartners đã hai lần dự báo về tác động của cuộc khủng hoảng. Hồi tháng 1/2021, công ty dự báo thiệt hại 61 tỷ USD, rồi tăng lên 110 tỷ USD vào tháng 5. Như vậy, điều đáng nói là con số 210 tỷ USD dự đoán ở trên cao gần như gấp đôi so với dự báo trước đó là 110 tỷ USD vào tháng 5/2021.

Chia sẻ rõ hơn về vấn đề này, ông Dan Hearsch, Giám đốc tại AlixPartners nói rằng với cứ đà này thì doanh số các công ty xe hơi toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thời gian qua, khoản doanh số chưa bị tác động mạnh là vì vẫn còn đủ hàng tồn kho để dựa vào, nhưng giờ đây hàng tồn kho đã gần như sạch sẽ. Trước mắt, doanh thu quý III/2021 của các công ty xe hơi phần lớn sẽ giảm mạnh.

Theo ông Dan Hearsch, đây có thể là khủng hoảng nguồn cung bán dẫn kéo dài nhất lịch sử vì nó chưa kết thúc. Nó đã ảnh hưởng tới mọi nơi, mọi ngành công nghiệp. Một thực tế khác cho thấy, các nhà sản xuất xe hơi, do dịch bệnh Covid-19 phải cho đóng cửa hàng loạt các nhà máy sản xuất trong năm ngoái, đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt tới từ các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử tiêu dùng trong việc đảm bảo các đơn hàng chip bán dẫn, do chuỗi cung ứng mặt hàng này bị gián đoạn nghiêm trọng.

Trong khi các nhà sản xuất xe hơi phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung chip, vốn được sử dụng trong hệ thống quản lý động cơ nhằm tối ưu hóa khả năng tiết kiệm nhiên liệu hoặc các tính năng hỗ trợ người lái như phanh khẩn cấp. Với việc thiếu hụt chip, các nhà sản xuất xe hơi chỉ tập trung vào một số dòng xe đem lại lợi nhuận cao, và bên cạnh đó được hưởng lợi ít nhiều từ xu hướng tăng giá các sản phẩm.

Ngành công nghiệp ô tô có lẽ là nạn nhân dễ nhận thấy nhất trong cuộc khủng hoảng này. Ảnh: @AFP.

Ngành công nghiệp ô tô có lẽ là nạn nhân dễ nhận thấy nhất trong cuộc khủng hoảng này. Ảnh: @AFP.

Các nhà sản xuất ô tô và xe tải thương mại cảnh báo rằng, tình trạng thiếu chất bán dẫn và giá hàng hóa tăng đột biến vẫn tiếp diễn chứ không thể giảm xuống trong giai đoạn cuối năm.

"Ban đầu chúng tôi đã giả định rằng lĩnh vực sản xuất ô tô sẽ quay trở lại bình thường và tăng sản lượng. Tuy nhiên, điều đó sẽ không xảy ra", ông Hearsch chia sẻ.

Cũng đồng quan điểm này, trong khi các nhà sản xuất ô tô và các nhà phân tích ban đầu tin rằng tác động này sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và hạn chế, nhưng giờ đây, họ nhận thấy tình trạng này sẽ kéo dài đến hết năm và tác động ngày càng đáng kể. Tình hình này càng trở nên khó khăn hơn đối với các nhà sản xuất ô tô, bởi họ không chắc chắn về thời điểm dự trữ chip bán dẫn sẽ cải thiện.

Không chỉ vậy, các nhà sản xuất ô tô trên toàn cầu, bao gồm Ford Motor và General Motors cũng đã cảnh báo về việc doanh thu sẽ sụt giảm mạnh trong năm nay do tình trạng thiếu chip.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem