Tỉnh Quảng Nam phấn đấu vào tốp khá của cả nước về chuyển đổi số

16/09/2024 10:39 GMT+7
Quảng Nam là tỉnh tiên phong trong việc tổ chức cuộc thi về cải cách hành chính và chuyển đổi số trên truyền hình. Tỉnh này đang quyết tâm thực hiện nhiệm vụ này nhằm đưa Quảng Nam vào tốp khá của cả nước trong công tác thực hiện chuyển đổi số (CĐS).

Nhân dịp kỷ niệm ngày Chuyển đổi số Việt Nam 10/10 sắp tới, ngày 16/9, Sở TTTT tỉnh Quảng Nam đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam với 17 đội tham gia.

Ban tổ chức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về chuyển đổi số, tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.

Quảng Nam phấn đấu vào tốp khá của cả nước về chuyển đổi số   - Ảnh 1.

Quảng Nam là tỉnh tiên phong trong việc tổ chức cuộc thi về cải cách hành chính và chuyển đổi số trên truyền hình. Cuộc thi chuyển đổi số và cải cách hành chính khai mạc sáng ngày 16/9. Ảnh: H.T

Cuộc thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam là một trong những hình thức góp phần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chuyển đổi số đến với toàn dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Cuộc thi là sân chơi trí tuệ, lành mạnh và bổ ích nhằm giúp cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh đến cơ sở nắm vững những kỹ năng cũng như lộ trình cải cách hành chính và chuyển đổi số, góp phần hình thành xã hội số, gắn kết với bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho người sử dụng.

Tiếp nối sự thành công của cuộc thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2023, cuộc thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2024 có sự tham gia của 17 đội dự thi với 113 thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Quảng Nam phấn đấu vào tốp khá của cả nước về chuyển đổi số   - Ảnh 2.

Ban tổ chức trao cơ lưu niệm cho các đội dự thi cải cách hành chính và chuyển đổi số ở Quảng Nam. Ảnh: H.T

Ông Phạm Hồng Quảng - Giám đốc Sở TTTT tỉnh Quảng Nam cho biết, chuyển đổi số và cải cách hành chính là xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Đảng, nhà nước ta rất coi trọng và xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu triển khai thực hiện từ cấp trung ương đến tận cơ sở và đời sống xã hội.

Tỉnh Quảng Nam đang quyết tâm thực hiện 2 nhiệm vụ này nhằm đưa Quảng Nam vào tốp khá của cả nước trong công tác thực hiện CĐS. Trong quá trình đó thì nhiệm vụ tuyên truyền giữ vài trò rất quan trọng, vấn đề đặt ra là cần phải đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, làm sao để người dân được tiếp cận với CĐS một cách dễ hiểu, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao nhất.

Quảng Nam là tỉnh tiên phong trong việc tổ chức cuộc thi về cải cách hành chính và chuyển đổi số trên truyền hình. Năm nay, Ban tổ chức mở rộng đối tượng dự thi là thành viên tổ công nghệ số cộng đồng của các huyện thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Đây là lực lượng nòng cốt mang tính huy động sức mạnh toàn dân, ở gần dân và là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo CĐS từ tỉnh đến cơ sở. Thông qua cuộc thi, chúng tôi mong muốn sẽ góp phần trang bị thêm các kỹ năng, kiến thức để lực lượng này phát huy hơn nữa trong công tác tuyên truyền tại cơ sở.

Tính đến quý II/2024, toàn tỉnh Quảng Nam có 1.218 Tổ công nghệ số cộng đồng với trên 7.000 thành viên. Mỗi Tổ công nghệ số cộng đồng có tối thiểu 5-6 người, gồm các thành phần như Bí thư chi bộ, chi Đoàn thanh niên, chi Hội phụ nữ, Chi Hội nông dân,…

Quảng Nam phấn đấu vào tốp khá của cả nước về chuyển đổi số   - Ảnh 3.

Ông Phạm Hồng Quảng - Giám đốc Sở TTTT tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh, tỉnh Quảng Nam đang quyết tâm thực hiện nhiệm vụ nhằm đưa Quảng Nam vào tốp khá của cả nước trong công tác thực hiện CĐS. Ảnh: H.T

"Với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người", thời gian qua, Tổ công nghệ chuyển đổi số của tỉnh đã làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn đến người dân, cộng đồng dân cư về công tác chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, còn hướng dẫn các kỹ năng cơ bản như truy cập và sử dụng Internet, thư điện tử; sử dụng dịch vụ công trực tuyến; hướng dẫn cài đặt và sử dụng nền tảng dùng chung của tỉnh, cổng dịch vụ công trực tuyến, các tiện ích số; thanh toán trực tuyến và thương mại điện tử, an toàn thông tin và bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên môi trường internet…

Chúng tôi cũng kỳ vọng sẽ lan tỏa cuộc thi này đến toàn thể cộng đồng của 63 tỉnh thành phố cả nước nhằm góp phần thành công trong công cuộc xây dựng công dân số, xã hội số Việt Nam", ông Quảng cho biết.

Chương trình cuộc thi gồm 4 phần thi chính, trong đó phần đầu là chào hỏi; thứ 2 là sáng tạo số, tiếp đến là kỹ năng số và cuối cùng là tăng tốc số và phần thi phụ là phần thi dành cho khán giả.

Mỗi cuộc thi có 3 đội tham. Các đội thi đấu loại trực tiếp; 17 đội thi sẽ tham gia 6 cuộc thi vòng loại để chọn 6 đội đạt giải nhất tham gia vòng thi bán kết; 2 đội đạt giải nhất và đội đạt giải nhì có số điểm cao nhất ở vòng bán kết sẽ tham gia vòng thi chung kết năm.


Trương Hồng
Cùng chuyên mục