Thứ hai, 20/05/2024

Tokyo tụt hạng trong danh sách thành phố đắt đỏ nhất toàn cầu

22/07/2022 1:00 PM (GMT+7)

Tokyo đã từ vị trí thứ ba xuống thành phố đắt đỏ thứ chín đối với những người làm việc ở nước ngoài vào năm 2022, một phần do sự suy yếu của đồng Yen so với đồng USD và các đồng tiền chủ chốt khác.

Thông tin trên được đưa ra trong cuộc Khảo sát về Chi phí sinh hoạt hàng năm do công ty tư vấn Mercer (Mỹ) thực hiện.


Tokyo tụt hạng trong danh sách thành phố đắt đỏ nhất toàn cầu - Ảnh 1.

Tokyo có mức chi phí 'dễ thở hơn' chủ yếu nhờ đồng Yen yếu đi. (Nguồn: TravelBlog)

 

Mercer thực hiện khảo sát này trong bối cảnh thế giới trải qua năm thứ ba của đại dịch Covid-19, chịu tác động từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, biến động tỷ giá hối đoái và lạm phát tăng cao gây ra sức ép đối với hoạt động chi trả và khoản tiết kiệm của người dân trên toàn thế giới.

Theo kết quả khảo sát năm nay, Hong Kong (Trung Quốc) trở lại đứng đầu danh sách các thành phố đắt nhất thế giới, sau khi nhường vị trí cho thủ đô Ashgabat của Turkmenistan vào năm 2021.

Trước đây, Hong Kong được mệnh danh là thành phố đắt đỏ nhất thế giới trong ba năm liên tiếp tính đến năm 2020.

Các thành phố châu Á chiếm 4 trong số 10 thành phố hàng đầu, với Singapore, Tokyo và Bắc Kinh chiếm vị trí từ 8 đến 10.

Trong một bảng xếp hạng riêng biệt top 10 thành phố đắt đỏ nhất châu Á, các thành phố của Trung Quốc chiếm tới sáu vị trí. Mercer cho rằng việc đồng nhân dân tệ mạnh lên khiến chi phí sinh hoạt ở nước này đắt đỏ hơn.

Ngược lại, việc các thành phố của Nhật Bản và Hàn Quốc có mức chi phí “dễ thở hơn” chủ yếu vì đồng nội tệ của họ yếu đi.

Đối với phần còn lại của top 10 quốc tế, các thành phố Zurich, Geneva, Basel và Bern của Thụy Sỹ lần lượt chiếm vị trí từ thứ hai đến thứ năm. Đây cũng là những đại diện duy nhất của châu Âu trong nhóm đầu. Tel Aviv của Israel (Israel) và New York của Mỹ lần lượt đứng ở vị trí thứ sáu và thứ bảy.

Cuộc khảo sát hàng năm của Mercer xếp hạng 227 thành phố bằng cách đánh giá chi phí có thể so sánh của 200 hạng mục, bao gồm nhà ở, giao thông, thực phẩm và giải trí. Thành phố New York được sử dụng làm cơ sở so sánh và biến động tiền tệ được đo lường theo đồng USD.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Cũng lân cận TP.HCM như Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương đang sôi động với hàng loạt dự án mới được cấp phép và mở bán nhưng thị trường địa ốc tại Đồng Nai vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Tại các thành phố lớn, nhiều khu tái định cư có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thậm chí có những tòa nhà không có người ở. Các tòa nhà xây dựng với quy mô lớn, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại bị bỏ không hoặc sử dụng không hiệu quả, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Tại Novaland, nhóm của "đại gia" Bùi Thành Nhơn còn giữ bao nhiêu vốn?

Tại Novaland, nhóm của "đại gia" Bùi Thành Nhơn còn giữ bao nhiêu vốn?

Không có bất kỳ cuộc tháo chạy nào khỏi Novaland (mã NVL) sau các thương vụ bán cổ phiếu thời gian gần đây. Đây là khẳng định của Giám đốc Tài chính Novaland Dương Văn Bắc

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".