Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội đi bỏ phiếu bầu tại đâu?

PVCT Thứ sáu, ngày 21/05/2021 16:58 PM (GMT+7)
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia Bùi Văn Cường đã thông tin với báo chí về nơi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội bỏ phiếu bầu.
Bình luận 0

Chiều nay (21/5), Hội đồng bầu cử quốc gia đã họp báo về công tác chuẩn bị cho Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội đi bỏ phiếu bầu tại đâu? - Ảnh 1.

Ông Bùi Văn Cường, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia.

Tại buổi họp báo, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia Bùi Văn Cường cho biết: Vào Ngày bầu cử 23/5 tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ bỏ phiếu bầu tại Hà Nội; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bỏ phiếu bầu tại TP.HCM; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bỏ phiếu bầu ở TP.Cần Thơ; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bỏ phiếu bầu tại TP.Hải Phòng.

Bà Nguyễn Thị Thanh,  Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Công tác Đại biểu cho biết: Về nguyên tắc bầu cử, lãnh đạo cư trú ở địa bàn nào thì đi bầu cử tại nơi đó. Tuy nhiên, với lãnh đạo còn gắn với nhiệm vụ cụ thể. Việc các lãnh đạo đi bỏ phiếu ở một số địa phương để gắn với việc kiểm tra, chứng kiến, động viên các địa phương trong ngày bầu cử.

Trả lời câu hỏi của báo chí về vấn đề làm thế nào tránh bầu hộ, bầu thay, bà Nguyễn Thị Thanh cho biết: Đây cũng là một câu chuyện rất thời sự, vì mục tiêu và nguyên tắc của bầu cử của chúng ta là thực hiện nguyên tắc phổ thông, trực tiếp, bình đẳng. Việc đi bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp là quyền và nghĩa vụ của mỗi cử tri. 

"Việc đi bầu là chọn ra người đại diện cho mình nên việc đi bầu hộ, bầu thay đã làm mất quyền cử tri của mình trước quyền trực tiếp đối với đất nước. Chúng ta thực hiện nền dân chủ (dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp) thì việc trực tiếp đi bầu cử là thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, tự tay mình bỏ phiếu bầu người thay mình tham gia các cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương", bà Thanh nói.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh, trong thực tế cũng có những trường hợp đi bầu thay, bầu hộ. Để tránh việc cử tri bầu thay bầu hộ, có mấy nội dung chúng ta rất quan tâm thực hiện để hạn chế việc này.

"Báo chí đã góp phần tuyền truyền để tránh việc bầu thay, bầu hộ. Tôi hi vọng rằng, còn 1,5 ngày nữa, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương tiếp tục là cánh tay nối dài của Hội đồng bầu cử quốc gia, cùng với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền để người dân và cử tri thực hiện đầy đủ quyền của mình. Trước hết cần tập trung tuyên truyền quyền về nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia bầu cử, giúp cho cử tri hiểu rõ việc bầu hộ, bầu thay là vi phạm nguyên tắc", Trưởng Ban Công tác Đại biểu nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem