Trà hoa vàng là loài cây gì mà dân ở đây ví như "lộc rừng", nhà nào trồng là nhà đó giàu hẳn lên?

Sỹ Quyết (Cổng TTĐT huyện Sơn Động) Thứ hai, ngày 15/11/2021 13:01 PM (GMT+7)
Với điều kiện tự nhiên đặc thù, huyện Sơn Động (Bắc Giang) có nguồn cây, con bản địa đa dạng, giá trị cao, trong đó có loài cây trà hoa vàng quý hiếm, cây ba kích. Phát huy lợi thế, nhiều mô hình nhân giống, gây nuôi cây, con đặc sản hình thành, vừa giúp bảo vệ nguồn gen quý, vừa tăng thu nhập cho bà con.
Bình luận 0

Ngày cuối tuần, cùng Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Sơn Động Lê Đức Thắng tới thăm khu vườn của gia đình anh Nguyễn Văn Vương (SN 1972), dân tộc Tày ở thôn Gà, xã Vân Sơn.

Trồng cây trà hoa vàng-bảo tồn cây quý, nông dân giàu lên

Xen dưới tán cây vải thiều, hồng nhân hậu là những cây trà hoa vàng xanh tốt, trong đó có những cây hơn 10 năm tuổi. 

UBND huyện đang tập trung xây dựng chính sách hỗ trợ với từng mô hình, trước tiên đầu tư cho đơn vị hoạt động hiệu quả như dịch vụ môi trường, dược liệu, ong mật hữu cơ…

Trà hoa vàng là loài cây gì mà dân ở đây ví như "lộc rừng", nhà nào trồng là nhà đó giàu hẳn lên?  - Ảnh 1.

UBND huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) đang tập trung xây dựng chính sách hỗ trợ với từng mô hình, trong đó có mô hình trồng cây trà hoa vàng. Trước tiên huyện đầu tư cho đơn vị hoạt động hiệu quả như dịch vụ môi trường, dược liệu, ong mật hữu cơ…

Theo lời anh Vương, khoảng những năm 2008, 2009, thương lái Trung Quốc đến địa bàn thu mua hoa trà hoa vàng, cây trà hoa vàng với giá cao nên nhiều người dân vào rừng đào cây về bán. 

Biết đây là loại cây quý, lá và hoa trà hoa vàng chế biến thành một loại trà có nhiều tác dụng, anh cũng lặn lội vào rừng tìm loài cây quý này rồi mang về nhà trồng với mong muốn bảo tồn.

Sau nhiều năm trồng, tự nhân giống, đến nay trong vườn của anh có hơn 1.000 cây trà hoa vàng với nhiều lứa tuổi khác nhau. Có cây trà hoa vàng hơn 10 năm tuổi, cũng có cây anh vừa nhân giống trồng đầu năm. 

“Mỗi năm, tôi cũng chỉ thu khoảng 30 kg hoa trà hoa vàng để bán, còn lá để người dân trong thôn lấy về uống hoặc tắm cho trẻ em. Hiện tôi đang thử nghiệm chiết cành để nhân giống cây trà hoa vàng. Nếu thành công, cây trà hoa vàng của rừng Sơn Động có thể xuất hiện ở khắp nơi”, anh Vương chia sẻ.

Trà hoa vàng là loài cây gì mà dân ở đây ví như "lộc rừng", nhà nào trồng là nhà đó giàu hẳn lên?  - Ảnh 2.

Trà hoa vàng là loài cây gì mà dân ở đây ví như "lộc rừng", nhà nào trồng là nhà đó giàu hẳn lên?  - Ảnh 3.

Cây trà hoa vàng từ lâu được xem là cây dược liệu quý. Cây trà hoa vàng thường mọc hoang trong các cánh rừng ở các tỉnh Đông Bắc của Việt Nam như Quảng Ninh, Bắc Kạn...Ngoài ra, cây trà hoa vàng cũng phân bố ở các cánh rừng thuốc các tỉnh như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình. Giá trị nhất của cây trà hoa vàng là ở bộ phận hoa, nhất là khi còn ở dạng nụ chớm nở. Trong hoa cây trà hoa vàng lại có chứa hơn 400 thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Cây trà hoa vàng thường được mọi người trồng trước nhà, bonsai mà it biết đến công dụng thực sự nó mang lại...Ảnh: Phúc Bảo.

Tìm hiểu được biết, nhiều mô hình trồng cây bản địa, nuôi con đặc sản trên địa bàn huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) đã mang lại những tín hiệu tích cực. 

Mô hình trồng ba kích tím của Hợp tác xã (HTX) ba kích tím Tây Yên Tử là ví dụ. Sau 4 năm trồng, nhân giống từ ba kích trong rừng, hơn 2 ha ba kích của các thành viên chuẩn bị cho thu hoạch với thu nhập dự kiến khoảng 600 triệu đồng/ha. Hiện các thành viên đang tìm hướng để chế biến thành các sản phẩm khác nhau, nâng giá trị của loại cây quý này.

Chính sách hỗ trợ mô hình trồng cây bản địa, nuôi con đặc sản

UBND huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) đang tập trung xây dựng chính sách hỗ trợ với từng mô hình, trước tiên đầu tư cho đơn vị hoạt động hiệu quả như dịch vụ môi trường, dược liệu, ong mật hữu cơ…

Tương tự, trang trại nuôi dúi của anh Hoàng Văn Hơn (SN 1981) ở thôn Đồng Hả, xã Yên Định cũng có nhiều khách đến tham quan, đặt hàng. Cách đây vài năm, trong một lần, anh Hơn bắt được vài con dúi rừng. Thay vì làm thịt, anh giữ lại nuôi thử. Thấy loài vật này sinh trưởng, phát triển tốt, anh tìm hiểu rồi mua thêm 50 cặp dúi về nhân giống. 

Nhờ áp dụng quy trình chăm sóc khoa học, tiêm phòng đầy đủ và đầu tư chuồng nuôi bài bản, đàn dúi phát triển tốt. Hiện anh sở hữu hơn 200 con. “Đây là động vật hoang dã, ít bệnh tật; thịt thơm, ngọt. Để được nuôi, tôi báo cáo chính quyền địa phương và làm thủ tục để cơ quan chức năng cấp phép”, anh Hơn chia sẻ.

Nhằm phát triển cây dược liệu, cây bản địa có giá trị kinh tế cao, tháng 12/2015, Huyện ủy Sơn Động ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển cây dược liệu, cây bản địa. 

Tận dụng thế mạnh thiên nhiên ưu đãi, hiệu quả rõ nét của chính sách và đầu tư bài bản, thiết thực, nhiều hộ dân đã thoát nghèo nhờ chuyển đổi sang trồng cây dược liệu dưới tán rừng tự nhiên kết hợp trồng cây bản địa có giá trị kinh tế cao, tập trung vào các loại cây: Lim xanh, giổi, trám, dẻ, ba kích tím...

Đặc biệt, các nghề truyền thống như: Nuôi ong mật, nấu rượu men lá và chăn nuôi con đặc sản… phát huy hiệu quả, hình thành các mô hình HTX nông, lâm nghiệp do chính người dân làm chủ. 

Điển hình HTX dịch vụ nông nghiệp Thảo Mộc Linh với sản phẩm mật ong Tây Yên Tử; HTX Ong mật hữu cơ Sơn Động với sản phẩm mật ong rừng Sơn Động… góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa, xây dựng uy tín, thương hiệu. 

Ông Lương Ngọc Duy, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) cho biết: “Các mô hình trồng cây dược liệu bản địa, nuôi con đặc sản tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, phát huy tiềm năng đất đai của địa phương, khôi phục, bảo tồn và phát triển nguồn gen quý. Từ đó tạo nên những sản phẩm đặc trưng, tạo đà cho người nông dân bứt lên làm giàu”.

Mặc dù đã có những bước phát triển, nhưng qua đánh giá, hầu hết các mô hình trồng cây bản địa, gây nuôi con đặc sản trên địa bàn huyện đều do người dân chủ động tìm hiểu, nhân giống để phát triển. Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, hộ gia đình là chủ yếu; việc liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trong nông dân còn hạn chế... 

Khắc phục những hạn chế này, UBND huyện Sơn Động đang tập trung xây dựng chính sách hỗ trợ với từng mô hình, trước tiên đầu tư cho đơn vị hoạt động hiệu quả như dịch vụ môi trường, dược liệu, ong mật hữu cơ…

“Để nâng cao trình độ sản xuất các cây, con đặc sản, huyện đang rà soát toàn bộ các mô hình, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, khai thác hiệu quả nguồn gen quý đang được các hộ dân lưu giữ. Cùng với trợ lực từ cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương, mỗi người dân cũng cần chủ động trong sản xuất, liên hệ để tìm kiếm các nguồn hỗ trợ”, ông Lê Đức Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) cho biết.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem