Trồng loại bí nghe tên thấy chua ê răng, ăn lại ngọt, ông nông dân đất Tiền Giang thu tiền triệu mỗi ngày

Trần Đáng Thứ hai, ngày 30/05/2022 06:07 AM (GMT+7)
“Lên bờ, xuống ruộng” với nhiều loại cây trên vùng đất lung phèn, cuối cùng ông Ba Hưởng (Nguyễn Văn Hưởng, xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) dừng lại trồng bí đao chanh để thu tiền triệu mỗi ngày.
Bình luận 0

Theo ông Ba Hưởng, xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang để trồng bí đao chanh ông phải trần thân cải tạo đất lung phèn, độ PH thấp.

Trần thân trồng loại bí nghe tên chua ê răng, ông nông dân đất lung phèn thu tiền triệu mỗi ngày - Ảnh 1.

Ông Ba Hưởng (Nguyễn Văn Hưởng, xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) trần thân trồng bí đao chanh ở Đồng Tháp Mười. Ảnh: Trần Đáng

Trần thân trồng bí đao xanh

Nói đến huyện Tân Phước (Tiền Giang) là nói đến vùng đất lung phèn ở Đồng Tháp Mười "thiếu ngọt, thừa chua".

Thế mà hơn 20 năm trước, ông Ba Hưởng dắt díu vợ con vào đây khai hoang, vỡ đất. Đổ mồ hôi, sôi nước mắt, gia đình ông Ba Hưởng cuối cùng cũng khai hoang được 3ha đất. Nhưng sau đó, ông Ba Hưởng lại phải bán đi 1,5ha để lấy vốn duy trì sản xuất sau những vụ cây trồng thua lỗ triền miên.

Trần thân trồng loại bí nghe tên chua ê răng, ông nông dân đất lung phèn thu tiền triệu mỗi ngày - Ảnh 2.

Trồng bí đao chanh cho thu hoạch mỗi ngày. Ảnh: Trần Đáng

Ông Ba Hưởng kể, khi khai hoang được đất đầu tiên ông trồng dầu dó. "Gãy" với cây dầu dó, ông chuyển sang trồng khoai mỡ. Giá khoai mỡ chập chờn, ông Ba Hưởng chuyển sang trồng lúa.

Lúa kém năng suất, ông lại chuyển sang trồng khóm. Vậy mà cây "nồi đồng, cối đá" rất thích cho vùng đất phèn này cũng không thể trở thành "cái phao" thoát nghèo cho gia đình ông Ba Hưởng.

Ông Ba Hưởng thổ lộ, những năm này, ông không sợ giá nông sản thấp, bấp bênh cho bằng sợ lũ về. Gặp năm lũ về trắng đồng, gia đình ông Ba Hưởng cũng trắng tay.

Bí đường, ông Ba Hưởng quay sang trồng màu hy vọng cây ngắn ngày có thể tránh lũ. Tuy nhiên, nếu muốn trồng màu ông Ba Hưởng phải trần thân cải tạo đất phèn.

Để cải thạo đất phèn, ông Ba Hưởng phải băm nhỏ từng khoảng đất mặt liếp. Sau đó ông rải vôi, bón phân chuồng… và chờ đất xả phèn.

Trần thân trồng loại bí nghe tên chua ê răng, ông nông dân đất lung phèn thu tiền triệu mỗi ngày - Ảnh 4.

Ông Ba Hưởng rất khó nhọc cải tạo đất phèn để có những vụ trồng bí đao thành công. Ảnh: Trần Đáng

May mắn, những ngày ông Ba Hưởng cải tạo đất cũng là lúc hệ thống thủy lợi Bắc Đông hình thành để xả phèn. Cùng lúc đó, hệ thống đê bao ngăn lũ cũng được dựng lên.

Như nắng hạn gặp mưa rào, ông Ba Hưởng nhanh chóng chuyển sang trồng màu. Vài năm qua, ông chuyển mạnh sang trồng bí đao chanh với 3.000m2 đất.

Hôm chúng tôi đến xem ruộng bí đao chanh của ông Ba Hưởng cũng là lúc vùng này rơi vào những cơn mua đầu mùa. Nông dân trồng bí đao rất ngại mùa mưa. Trong mùa mưa bí đau thường bị chết cây, xoắn ngọn, ra trái ít.

Trần thân trồng loại bí nghe tên chua ê răng, ông nông dân đất lung phèn thu tiền triệu mỗi ngày - Ảnh 5.

Những liếp trồng khóm được cải tạo để trồng bí đao chanh. Ảnh: Trần Đáng

Tuy nhiên, tại ruộng bí đao của ông Ba Hưởng cây đang sinh trưởng tốt, giữ được giàn lá gốc vẫn còn xanh, trái còn rất đẹp mặc dù đã thu được 15 cữ trái.

Theo ông Ba Hưởng, ruộng bí đao này sẽ còn thu thêm 30 cữ trái nữa.

Tại ruộng trồng bí đao chanh này, nhờ tận dụng mương liếp trồng khóm có sẵn nên nên ông Ba Hưởng đầu tư khá thấp. Ông Ba Hưởng chỉ tốn ít tiền phân thuốc và làm giàn bằng cây cho bí đao leo.

Ông Ba Hưởng cho biết, ông gieo trực tiếp hạt xuống mặt liếp. Mỗi hố một hạt. Hố cách hố 5cm. 5-7 ngày sau khi cây nảy mầm, ông Ba Hưởng đi dặm lại ở những hố có hạt lép. Sau đó, ông tưới nước, xịt thuốc cho dây bí đao nhanh chóng leo giàn.

Trần thân trồng loại bí nghe tên chua ê răng, ông nông dân đất lung phèn thu tiền triệu mỗi ngày - Ảnh 6.

Để trồng bí đao chanh thành công ông Ba Hưởng đã học kỹ thuật từ sách báo và kinh nghiệm bạn bè. Ảnh: Trần Đáng

Khi dây bí đao ra 3 lá là lúc ông Hưởng đi bắm đọt để cây đẻ chèo (nhánh). 40 ngày sau, dây bí đao trổ bông, cho trái. Ông Ba Hưởng chỉ ngắt bỏ trái đèo, còn bao nhiêu trái giữ lại. Trug bình, mỗi dây cho khoảng 10 trái.

"Cứ mỗi khoảng 1 tuần tôi bón phân/lần. Quan trọng là thăm vườn thường xuyên, không để ruộng ngập úng, hoặc thiếu nước", ông Ba Hưởng lưu ý.

Cũng theo ông Ba Hưởng, bí đao chanh kháng nhiều loại bệnh, nhưng lưu ý sâu bọ trĩ, sâu vẽ bùa hại lá, ngọn.

Bí đao chanh cho thu hoạch khoảng 50-60 ngày sau khi trồng. Nếu chăm sóc tốt có thể thu hoạch bí đao hơn 2 tháng.

Trồng bí đao chanh "sống khỏe"

Tôi hỏi ông Ba Hưởng mấy năm trồng bí đao chanh cuộc sống gia đình có cải thiện nhiều không? Ông Ba Hưởng cười khà khà: "Sống khỏe".

Theo ông Ba Hưởng, bí đao chanh là loại màu ngắn ngày, cho trái liên tục. Mỗi vụ, 1 công bí đao chanh cho năng suất 3 tấn. Bình quân mỗi ngày ông Ba Hưởng thu hoạch 250-300kg bí đao chanh. Với giá bí đao chanh khoảng 4.000 đồng/kg, ông Hưởng lời 10 triệu đồng/công.

Trần thân trồng loại bí nghe tên chua ê răng, ông nông dân đất lung phèn thu tiền triệu mỗi ngày - Ảnh 7.

Trồng bí đao chanh cho ông Ba Hưởng có thu nhập gấp nhiều lần trồng lúa. Ảnh: Trần Đáng

"Trồng bí đao chanh cho thu nhập rất cao, gấp nhiều lần cây lúa. Thương lái khá chuộng, mua hàng đều đặc", ông Ba Hưởng thừa nhận.

Trần thân trồng loại bí nghe tên chua ê răng, ông nông dân đất lung phèn thu tiền triệu mỗi ngày - Ảnh 8.

Ruộng trồng bí đao xanh của ông Ba Hưởng. Ảnh: Trần Đáng

Sau khi thu hoạch bí đao trong đồng, ông Ba Hưởng chở ra lộ lớn để thương lái thu mua chở ra các chợ.

"Tôi định mở rộng diện tích trồng bí đao chanh. Một số thương lái đang yêu cầu tăng số lượng thu hoạch", ông Ba Hưởng thổ lộ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem