Trồng thứ cây nếm kiểu gì cũng chát chát, chị nông dân Thái Nguyên kiếm bộn tiền, suýt bỏ nghề vì "con Covid"

Vũ Đắk Thứ sáu, ngày 08/04/2022 19:04 PM (GMT+7)
Chị Đào Thị Hồng Nhung (SN 1992) ở TP Thái Nguyên đã mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất, tiếp thị sản phẩm, mỗi năm mua và bán hơn 60.000 tấn chè, doanh thu đạt gần chục tỷ đồng.
Bình luận 0

Suýt bỏ nghề trồng chè vì dịch Covid-19

Là một gia đình trồng chè truyền thống hơn 35 năm, có vùng nguyên liệu tại xã Phúc Trìu (Tân Cương, TP Thái Nguyên) nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cơ sở sản xuất trà Vân Dũng của bà Vũ Thị Hồng Vân gặp nhiều khó khăn.

Chỉ là trồng, bán chè nhưng chị nông dân ở Thái Nguyên có cách gì hay mà thu gần chục tỷ/năm? - Ảnh 1.

Vùng nguyên liệu chè tại xã Phúc Trìu, xã Tân Cương, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên...

“Không ít lần gia đình tôi muốn dừng lại, bỏ nghề làm chè phần vì tuổi cũng đã cao, phần vì vất vả. Thời gian đầu những năm 2020 thị trường khó khăn, việc buôn bán gần như đóng băng, cách làm chè truyền thống không còn mang lại nhiều hiệu quả nên cơ sở gần như không hoạt động", bà Vân tâm sự.

Không đành lòng để thương hiệu trà 35 năm gây dựng của bố mẹ mất đi, chị Đào Thị Hồng Nhung (SN 1992) phải ngày đêm suy tính.

Chị đã bàn với bố mẹ việc thay đổi phương thức sản xuất, cách tiếp thị, nâng tầm cơ sở sản xuất chè lên thành mô hình Hợp tác xã (HTX) để thích nghi với tình hình dịch bệnh.

"Tôi mất nhiều công sức để thuyết phục gia đình. Tại mẹ khuyên làm chè vất vả, dịch chưa biết bao giờ mới hết, thân là con gái nên tìm hướng đi khác.

Bên cạnh đó, để nâng cơ sở sản xuất lên thành HTX là điều không hề dễ dàng... Muôn vàn khó khăn thời gian đầu tôi chưa tưởng tượng ra, trong người lúc đó chỉ mỗi nhiệt huyết", chị Nhung nói.

Chị Nhung bảo, đúng như dự đoán, bước đầu chị gặp nhiều trắc trở.

Chỉ là trồng và bán chè nhưng chị nông dân ở Thái Nguyên có cách gì hay mà thu gần chục tỷ/năm? - Ảnh 3.

Nhiều khó khăn ập đến với các cơ sở sản xuất chè tại Thái Nguyên buộc họ phải có thay đổi, có hướng đi mới.

Đầu tiên là dịch Covid-19 với thời gian giãn cách xã hội khá dài, khiến cho việc buôn bán giao thương khó khăn, các đơn hàng đi tỉnh bị đình trệ.

Thứ hai là chi phí đầu tư ban đầu nhiều, từ việc làm nhà xưởng, hệ thống tưới tiêu, hệ thống máy móc đều phải mua mới.

Thứ ba là phương thức sản xuất, cách tiếp thị đã cũ, làm sao để đưa HTX trà Vân Dũng thay đổi hình thức kinh doanh, cạnh trạnh trên thị trường là những câu hỏi quẩn quanh trong đầu chị Nhung.

Chỉ là trồng, bán chè nhưng chị nông dân ở Thái Nguyên có cách gì hay mà thu gần chục tỷ/năm? - Ảnh 4.

Chị Hồng Nhung đa dạng hoá sản phẩm từ trà Đinh, Tôm nõn, Tứ quý, trà Bao cấp, Mộc trà… đem lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.

"Trong lòng tôi luôn đau đáu việc hợp tác để đưa thương hiệu chè Thái Nguyên lên một tầm mới, tiếp cận nhiều nguồn khách hàng, thị trường để mở rộng, tạo công ăn việc làm cho nhiều người hơn.

Rất may, ý tưởng thành lập HTX của tôi nhận được sự giúp đỡ của địa phương. Đồng thời, nhiều hộ gia đình trong vùng nguyên liệu hoàn toàn ủng hộ, đến nay đã có gần 50 hộ tham gia vào HTX trà Vân Dũng" chị Nhung bộc bạch.

Tiếp đó, chị Nhung đa dạng hoá sản phẩm từ trà Đinh, Tôm nõn, Tứ quý, trà Bao cấp, Mộc trà… đem lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.

Anh Lê Văn Thịnh (SN 1987) cho biết, do dịch Covid-19, sản xuất đình trệ, việc mua bán khó khăn, từ khi về làm hợp tác xã, giá chè được cam kết thu mua ổn định, đầu ra cũng như đầu vào dồi dào.

"Chúng tôi được HTX hỗ trợ về máy móc, chăm bón, thu hoạch, chất lượng chè được đảm bảo, bao tiêu đầu ra nên phấn khởi lắm. Trước vừa làm vừa sợ khó bán nhưng giờ an tâm sản xuất", anh Thịnh phấn khởi nói.

Chị nông dân bán chè thu gần chục tỷ/năm

Sau khi mở rộng vùng nguyên liệu, xây dựng HTX ổn định, chị Nhung bắt tay vào việc làm thương hiệu. Mất ba tháng mày mò, bộ nhận diện trà Vân Dũng ra đời.

Chị Nhung cho biết, phải có bộ nhận diện thương hiệu chuẩn chỉ thì mới tạo dấu ấn trong lòng khách hàng.

Tiếp đó, để mở rộng thị trường, chị Nhung một mặt vẫn giữ các đầu mối giao chè thương phẩm truyền thống ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, mặt khác chị đưa thương hiệu lên các trang thương mại điện tử, bán hàng, tiếp cận khách trên nhiều kênh thông tin khác nhau.

Chỉ là trồng, bán chè nhưng chị nông dân ở Thái Nguyên có cách gì hay mà thu gần chục tỷ/năm? - Ảnh 5.

Khu vực nhà xưởng được đầu tư xây mới của HTX trà Vân Dũng.

Việc trực tiếp đưa sản phẩm trà đến với sự kiện nông nghiệp, hội chợ, quà biếu dịp lễ Tết… là kênh thông tin giúp trà Vân Dũng lên một tầm cao mới.

Chỉ là trồng, bán chè nhưng chị nông dân ở Thái Nguyên có cách gì hay mà thu gần chục tỷ/năm? - Ảnh 6.

Việc trực tiếp đưa sản phẩm trà đến với sự kiện nông nghiệp, hội chợ, quà biếu dịp lễ Tết… là kênh thông tin giúp trà Vân Dũng lên một tầm cao mới.

Chỉ sau gần 2 năm xây dựng HTX và định vị lại thương hiệu, chị Hồng Nhung đã bước đầu gặt hái được những thành công, doanh thu có chuyển biến ấn tượng. 

Năm 2020 bắt đầu nHiều khó khăn, nhưng trong năm 2021 mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng với sản lượng thu mua và bán ra khoảng hơn 60.000 tấn chè, cơ sở thu về gần 10 tỷ đồng.

nhung-san-pham-mang-thuong-hieu-tra-van-dunganhhtx-tra-van-dung-2df8080e37d145b3a005f4c1ad697a5d.webp

Đa dạng sản phẩm giúp HTX trà Vân Dũng được khách hàng nhớ đến. Ảnh: HTX trà Vân Dũng.

Bên cạnh nâng cao thương hiệu, việc các hộ gia đình tham gia HTX giúp việc sản xuất, vùng nguyên liệu được mở rộng, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương.

“Tôi muốn mang đến thị trường những sản phẩm chè tốt nhất, chất lượng đặt lên hàng đầu, đảm bảo ổn định giá cả thị trường. Chúng tôi áp dụng công nghệ QR code trên mỗi sản phẩm để khách hàng dễ dàng truy được nguồn gốc, xuất xứ, giấy phép đã tạo sự sự tin tưởng lớn hơn", chị Hồng Nhung cười.

Chỉ là trồng, bán chè nhưng chị nông dân ở Thái Nguyên có cách gì hay mà thu gần chục tỷ/năm? - Ảnh 8.

HTX trà Vân Dũng là một trong 5 hợp tác xã chủ lực trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp tại xã Phúc Trìu.

Ông Lê Khương Duy - Chủ tịch UBND xã Phúc Trìu (Tân Cương, Thái Nguyên) cho biết, hợp tác xã Trà Vân Dũng là một trong 5 hợp tác xã chủ lực trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương, tạo công ăn việc làm cho gần 20 lao động và thu mua nguyên liệu của khoảng 50 hộ gia đình trong toàn xã Phúc Trìu.

Từ ngày nâng từ cơ sở sản xuất lên HTX, trà Vân Dũng tạo việc làm cho hàng chục lao động, thu nhập trung bình ổn định từ 10-12 triệu đồng/tháng giúp bức tranh kinh tế nông nghiệp tại địa phương khởi sắc, việc sản xuất chè được nâng lên thành quy trình.

Đối với nhân dân Phúc Trìu, việc làm giàu trên chính mảnh đất quê hương không còn gì hạnh phúc hơn", vị lãnh đạo xã nói.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem