Trước Hạc Trì, chủ đầu tư BOT nào “than” phá sản vì không thu đủ tiền?

Minh Phong Thứ sáu, ngày 12/08/2016 06:39 AM (GMT+7)
Chủ đầu tư dự án BOT cầu Hạc Trì không phải là trường hợp đầu tiên “than” sẽ phá sản vì không hoàn vốn được theo phương án tài chính đã phê duyệt.
Bình luận 0

Những ngày qua, kiến nghị của Công ty CP BOT cầu Việt Trì về việc phải cấm triệt để ô tô lưu thông qua cầu Việt Trì cũ để đảm bảo phương án tài chính cho dự án đã vấp phải sự phản đối của nhiều chuyên gia.

Cụ thể, theo đơn vị này, doanh thu thu phí cầu Hạc Trì năm 2016 theo phương án đã phê duyệt phải đạt 138 tỉ đồng/năm, tương đương 11,5 tỉ đồng/tháng. Nhưng thực tế hiện nay việc thu phí đang đạt 7 – 8 tỉ đồng/tháng. “Nếu kéo dài thêm một thời gian thì Công ty CP BOT Cầu Việt Trì và các cổ đông có thể sẽ bị phá sản” – đơn vị này cho hay. Thậm chí, doanh nghiệp này còn “dọa” sẽ dừng hoạt động cây cầu nếu các kiến nghị không được giải quyết.

img

Trước động thái này, ông Nguyễn Văn Thanh – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng: “Anh nhắm mắt nhắm mũi vào đầu tư, bây giờ không thu được lại kêu là phá sản. Doanh nghiệp kinh doanh thì phải tính được lời lãi thế nào, chứ bây giờ tínhnhầm lại đổ hết lên đầu dân là không được”.

Nói về việc lựa chọn đầu tư của các chủ đầu tư dự án BOT, TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho hay: “Nếu có lựa chọn, có hai con đường thì người dân sẽ cân nhắc lợi ích đi đường nào. Chính người tiêu dùng bỏ phiếu để nhà đầu tư tính toán xem phương án đầu tư nào là tối ưu nhất với họ. Nhưng trên thực tế lại có vấn đề về độc quyền. Cụ thể là chỉ có một tuyến đường hay hai tuyến thu phí cả hai. Khi đó cần có sự can thiệp của Nhà nước để chi phí không làm tổn hại đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp, người dân đảm bảo được thu nhập”.

Chủ đầu tư dự án BOT cầu Hạc Trì không phải là trường hợp đầu tiên “than thở” sẽ bị phá sản vì không thu đủ tiền từ dân theo phương án tài chính đã lập.

Theo đó, ngày 16.3.2016 tại buổi họp báo công bố áp dụng mức phí mới trên tuyến QL5 và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, ông Đào Văn Chiến – Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư Tài chính Việt Nam (Vidifi) đã phát biểu: “Chúng tôi biết các doanh nghiệp vận tải cũng khó khăn. Một số nhà vận tải nói nếu tăng phí họ sẽ phá sản nhưng nếu không tăng phí theo phương án tài chính đã phê duyệt thì chúng tôi sẽ phá sản trước”.

Cụ thể, Vidifi thông báo từ ngày 1.4.2016, mức phí xe ô tô lưu thông trên QL5 tăng khoảng 50%, riêng xe tải từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng container tăng khoảng 25%. Còn đối với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, mức thu là 2.000 đồng/km đối với xe tiêu chuẩn. Mức phí cao nhất là 840 nghìn đồng/lượt được áp dụng cho xe tải trên 18 tấn và xe container 40 fit.

Đề nghị tăng phí này của Vidifi đã vấp phải sự phản ứng của các doanh nghiệp vận tải và chuyên gia. Thậm chí, có doanh nghiệp đã nhận xét quyết định tăng phí đồng loạt của hai tuyến đường là “ép buộc và độc đoán, không cho người dân có sự lựa chọn”.

Sau đó, Vidifi đã phải có công văn đề nghị Bộ GTVT cho áp dụng mức phí mới, trong đó xe tải 18 tấn trở lên và xe container 40 fit không những không tăng so với mức phí trước đây mà còn giảm 10%.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem