Trường hợp nào viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc?
Chính thức bỏ chế độ công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Cụ thể, theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019 sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 về định nghĩa công chức thì công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Có thể thấy, so với quy định hiện hay tại Luật cán bộ, công chức 2008, Luật sửa đổi đã bỏ những người trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ra khỏi định nghĩa về công chức.
Như vậy, từ ngày 1/7/2020, tức ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì sẽ không còn chế độ công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập như hiện nay nữa.
3 trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc
Về các trường hợp viên chức không được trợ cấp thôi việc, theo quy định hiện hành, khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định trừ các trường hợp bị buộc thôi việc hoặc vi phạm quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc nêu tại khoản 4, 5, 6 Điều 29 Luật Viên chức 2010. Cụ thể:
Viên chức chấm dứt hợp đồng làm việc khi viên chức có quyết định nghỉ hưu; Viên chức làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn: Không báo trước bằng văn bản ít nhất 45 ngày; ít nhất 3 ngày nếu bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 6 tháng liên tục;
Viên chức làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn: Không báo trước bằng văn bản ít nhất 3 ngày khi bị ngược đãi, cưỡng bức lao động, không được trả lương đầy đủ… hoặc không báo trước ít nhất 30 ngày khi bản thân hoặc gia đình thật sự khó khăn không thể tiếp tục làm việc…
Như vậy, theo quy định trên, có 3 trường hợp viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng làm việc.
Song theo Điều 2 Nghị định 161/2018/NĐ-CP, các trường hợp không thực hiện chế độ thôi việc còn bao gồm viên chức được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý chuyển đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị; Viên chức thuộc đối tượng tinh giản biên chế.
Ngoài các trường hợp trên, khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
Còn theo Luật Viên chức sửa đổi, từ 1/7/2020, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp khi: Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức; Hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký kết tiếp hợp đồng làm việc;
Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn đã điều trị 6 tháng liên tục hoặc viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn đơn phương chấm dứt hợp đồng do bị ngược đãi, không được trả đủ lương…
Như vậy, từ 1/7/2020 khi Luật sửa đổi chính thức có hiệu lực, quy định về việc hưởng trợ cấp thôi việc của viên chức đã cụ thể, rõ ràng hơn. Bên cạnh trợ cấp thôi việc, khi nghỉ việc, viên chức còn được hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
Thực tế có không ít trường hợp viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc. Theo quy định hiện hành, đối với viên chức ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, họ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc nhưng phải thông báo bằng văn bản trước ít nhất 45 ngày cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập (trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 6 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 3 ngày).
Với viên chức làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong các trường hợp: Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
Viên chức không được trả lương đầy đủ hoặc đúng hạn theo hợp đồng làm việc; Bị ngược đãi, cưỡng bức lao động; Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng; Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ; Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 3 tháng liên tục mà không năng làm việc chưa khôi phục.