Từ vụ vỡ nợ 76 tỷ đồng: Đề xuất “hình sự hóa” các hành vi “trốn nợ”

Thứ năm, ngày 18/04/2013 16:20 PM (GMT+7)
Dân Việt - Liên quan đến vụ vỡ nợ 76 tỷ đồng tại Gia Lai, trao đổi với PV Dân Việt, Đại tá Hồ Sĩ Tiến – Cục trưởng Cục CSHS (Bộ Công an) cho biết, từ các vụ vỡ nợ lớn nhỏ đã và đang xảy ra hiện nay sẽ dẫn tới hệ lụy xã hội rất lớn.
Bình luận 0

Một bộ phận những người cho vay rơi vào cảnh khốn đốn, mất an ninh trật tự gây bất ổn cho xã hội trên diện rộng. Trong các vụ huy động vốn sau đó người vay không có khả năng thanh toán, hay còn gọi vỡ nợ nhưng “con nợ” không bỏ trốn thì sự việc vẫn nằm ở quan hệ dân sự và được giải quyết ở tòa án dân sự.

img
Cảnh người dân tham gia xiết nợ trước cửa nhà hàng Đại Phúc. Ảnh do người dân cung cấp.

Để giải quyết theo hướng này là quãng thời gian, chính điều này khiến không ít chủ nợ đã tỏ ra bức xúc. Họ hành động tự phạt như tụ tập nhau kéo đến vây nhà “con nợ” gây ầm ĩ, rồi phá tài sản, lấy tài sản, thậm chí hành hung hoặc thuê người hành hung “con nợ”.

Đây là những hành vi vi phạm pháp luật, mọi người cần phải chú ý nếu không chỉ vì hành vi vi phạm của mình mà “mắc bẫy”. Đã không ít trường hợp từ bị hại ở vụ việc này lại trở thành bị can ở vụ án khác. Khi đã vướng vào lao lý thì việc đòi nợ của mình phải tạm dừng lại. Với hành vi lạm dụng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ khởi tố theo yêu cầu bị hại.

Còn một vấn đề nữa xảy trong các vụ vỡ nợ, bản thân không ít chủ nợ họ cũng chỉ ở tầng trung gian, đi huy động vốn từ nguồn này nguồn khác nhằm cho vay lại để hưởng chênh lệch lãi suất. Khi đầu mối bị vỡ, những người trung gian trở thành “con nợ”, rồi côn đồ xã hội đen được thuê để tham gia siết nợ lại diễn ra gây mất an ninh trật tự.

Cũng theo đại tá Tiến, cần phải có sự thay đổi trong Bộ luật tố tụng hình sự để ngăn chặn, hạn chế các vụ việc cho vay nặng lãi, tín dụng đen dẫn tới hậu quả nặng nề. Cụ thể, đối với đối tượng đi vay hết thời hạn mà không thanh toán, bản thân cũng không còn khả năng thanh toán thì cần bị khởi tố ngay khi có yêu cầu chứ không phải đợi có hành vi bỏ trốn mới khởi tố.

Cùng đồng tình với ý kiến này, luật sư Nguyễn Quang Tiến (Đoàn luật sư TP Hà Nội): Với đối tượng vay nợ đã không có khả năng thanh toán, thì cho ở ngoài xã hội họ cũng không thể có biện pháp nào để thanh toán được cho chủ nợ, mà bản thân họ còn tiềm ẩn mối nguy hiểm khác. Có thể họ tiếp tục đi nơi khác phạm tội, hoặc là mối bức xúc khiến người khác phạm tội vì họ. Nếu quy định cho phép cơ quan công an vào cuộc sớm thì sẽ ngăn chặn được việc mất an ninh trật tự.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem