Kỳ lạ với khối đá biến thành "ụ rơm" màu hồng ở phía Nam nước Úc

Thứ năm, ngày 11/08/2022 13:30 PM (GMT+7)
Tọa lạc ở Mortana, giữa Vịnh Streaky và Cảng Kenny trên Bán đảo Eyre ở Nam Úc, các khối đá Murphy’s Haystacks gây tò mò cho các du khách bởi hình thù giống những "đống rơm khổng lồ" với màu hồng lạ mắt.
Bình luận 0
Kỳ lạ với khối đá biến thành "ụ rơm" màu hồng ở phía Nam nước Úc - Ảnh 1.

Ảnh: Dale & Karlie

Úc: Khối đá kỳ lạ như những đụn rơm khổng lồ

Murphy's Haystacks được biết đến là tập hợp các nhóm đá bị phong hoá nhô lên từ đỉnh đồi, cách Vịnh Streaky khoảng 40km về phía nam. Chúng được làm từ một loại đá màu hồng, bao gồm chủ yếu là thạch anh và orthoclase.

Kỳ lạ với khối đá biến thành "ụ rơm" màu hồng ở phía Nam nước Úc - Ảnh 2.

Ảnh: ipost4u (Chris)

Một chuyên gia nông nghiệp người Scotland trong chuyến đi công tác đã phát hiện từ xa các khối đá trông giống như những "đống rơm" khổng lồ. Bởi là một người quan tâm đến việc trồng trọt, ông ấy đã hỏi thăm chú sở hữu và ngỡ ra đó không phải ụ rơm khô mà là những khối đá. Vào thời điểm đó, chủ sở hữu khu vực này là Denis Murphy, vậy nên chúng được gọi là Murphy's Haystacks.

Kỳ lạ với khối đá biến thành "ụ rơm" màu hồng ở phía Nam nước Úc - Ảnh 3.

Ảnh: Ann Starke

Phó giáo sư Victor Gostin, một nhà nghiên cứu tại Đại học Adelaide, cho biết Murphy's Haystacks là một loại địa hình sơn đảo hay ngọn đồi bị cô lập. Người ta có thể tìm thấy loại địa hình này khắp nước Úc như Uluru ở lãnh thổ phía Bắc và Wave Rock ở Tây Úc.

Bên cạnh đó, ông cho rằng đây là một ví dụ điển hình về cấu trúc địa chất granite bị phong hóa và hoạt động xói mòn trong thực tế tạo nên phần nhô lên thường có dạng trụ hoặc nhẵn như đá cuội.

Tiến sĩ Gostin cho biết Murphy's Haystacks là một trong những tảng đá lâu đời nhất ở Úc. Ước tính quá trình tạo ra Murphy’s Haystacks diễn ra vào khoảng 1.500 triệu năm trước.

Kỳ lạ với khối đá biến thành "ụ rơm" màu hồng ở phía Nam nước Úc - Ảnh 4.

Ảnh: Zonifer Lloyd

Úc: Quá trình xói mòn diễn ra chậm

Theo tiến sĩ Gostin, Haystacks đang bị ảnh hưởng bởi hiện tượng phong hóa song nó được dự đoán có thể sẽ biến mất trong một tỷ năm nữa. Giải thích về lý do này, ông cho rằng sự khác biệt về thời tiết sẽ làm chậm lại quá trình xói mòn.

Kỳ lạ với khối đá biến thành "ụ rơm" màu hồng ở phía Nam nước Úc - Ảnh 5.

Ảnh: Darren Schiller

Phó giáo sư Erick Bestland từ Đại học Flinders cho biết Haystacks là một trong những khối đá hình thành có quá trình xói mòn chậm nhất, một phần lý do bởi khí hậu và địa hình khá bằng phẳng. Ngoài ra, bán đảo Eyre có cường độ mưa thấp nên các khối đá không bị xói mòn quá nhiều.

Ông nói thêm rằng khu vực này cũng không có các hoạt động kiến tạo, có nghĩa là khu vực này không bị ảnh hưởng bởi sự chuyển động của các mảng kiến tạo. Nói cách khác, địa hình khu vực này khá ổn định, không có trận động đất đáng kể nào đang di chuyển đá lên hoặc xuống.

Việc sở hữu các khối đá hiện nay thuộc về ai?

Ngày nay, những "ụ rơm khô" này nằm trên một vùng đất tư nhân, thuộc sở hữu của ông Dennis Cash, cháu trai của Denis Murphy, người đã mua lại trang trại này vào năm 1889.

Kỳ lạ với khối đá biến thành "ụ rơm" màu hồng ở phía Nam nước Úc - Ảnh 6.

Ảnh: Denis Cash

Trước đây, ông từng lo sợ khi mở cửa cho khách du lịch tham quan sẽ có nhiều vấn đề xảy ra như nguy cơ hỏa hoạn, vứt rác bừa bãi hay khắc vẽ bậy lên các khối đá nhưng giờ đây, có rất nhiều du khách đã tới đây tham quan và muốn một lần tận mắt ngắm nhìn những "ụ rơm hồng" kỳ thú này.



Đức Tuấn (abc.net.au)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem