Thứ năm, 02/05/2024

Về Cần Thơ, ăn bánh bò Triển Chiêu

14/11/2021 7:00 PM (GMT+7)

Không sớm không muộn, cứ đúng 3 giờ chiều là ông Chiêu cùng chiếc xe đạp bán bánh bò lại có mặt trên đường 30 Tháng 4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều (đoạn đối diện Vincom Xuân Khánh). Hai ổ bánh to gần bằng vòng tay người lớn nhưng được bán hết chỉ hơn nửa giờ.

Về Cần Thơ, ăn bánh bò Triển Chiêu - Ảnh 1.

Ông Trương Phùng Chiêu bán bánh bò cho khách.

Ông Chiêu tên thật là Trương Phùng Chiêu, 57 tuổi, nhà ở đường Quang Trung, quận Ninh Kiều. Do có gương mặt na ná diễn viên Hà Gia Kính thủ vai Triển Chiêu trong phim “Bao Thanh Thiên”, lại tên Chiêu, nên khách hàng quen gọi ông là Triển Chiêu. Tên gọi “Bánh bò Triển Chiêu” ra đời từ đó.

Ngày nào cũng vậy, cứ đúng 3 giờ chiều là ông Chiêu xuất hiện, chân thoăn thoắt đạp đất đẩy chiếc xe đạp đi tới. Xe vừa đứng yên là có khách hàng lại mua, mỗi miếng 10.000 đồng, có người mua 1 miếng, có người 3-4 miếng, thậm chí 10 miếng. Ông Chiêu tay nhanh như chớp lấy dao xắn bánh bán cho khách, miếng nào cũng đều tăm tắp, dù chỉ là “nhắm chừng”. Hơn 15 phút đã bán hết 1 ổ, vợ ông lại chở ổ khác đến cho ông bán tiếp. Hơn 30 phút, 2 ổ bánh bò đã bán xong.

Chị Nguyễn Thị Kiều Tiên, nhà ở phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, nói: “Tôi ăn bánh bò Triển Chiêu chừng hơn 10 năm nay, bánh chú bán rất ngon, ăn vừa miệng”. Còn em Trần Bảo Vy, sinh viên Trường Ðại học Tây Ðô, thì tấm tắc: “Em nghe bạn bè giới thiệu bánh bò Triển Chiêu, ghé mua ăn thử rồi ghiền luôn. Hương vị bánh bò rất ngon, em ăn lại nhớ bánh bò ở quê bà nội hay làm”.

Ngồi nghỉ mệt sau khi bán hết bánh, ông Phùng Chiêu kể cho chúng tôi nghề bán bánh bò này. Hồi trẻ, ông là thợ cơ khí, còn vợ ông là thợ may. Ông Chiêu là người dân tộc Hoa, tuổi trẻ thường được các chú trong cộng đồng người Hoa ở Ninh Kiều cho ăn bánh bò bông, hay còn gọi là bánh bò xốp. Có vợ, rồi có con, gánh nặng gia đình ngày một nhiều mà đồng lương thợ cơ khí của ông không đáng là bao. Ông quyết học nghề làm bánh bò bông từ các chú để bán. Bà Ðặng Hồng Y, vợ ông, thì bán nước giải khát ở quán cóc kiếm thêm thu nhập.

Công thức làm bánh bò bông mà ông Chiêu học và giữ nghề là của bà con dân tộc Hoa. “Ðến nay, tôi đã bán bánh bò hơn 30 năm rồi, nhiều kỷ niệm lắm. Chuyện làm bánh thì tôi thuộc lòng, mười ổ như một, không phản ổ nào”, ông Trương Phùng Chiêu chia sẻ. Hồi trước, khi chưa có nhiều người biết đến, ông Chiêu đạp xe từ nhà ở đường Quang Trung chạy dần vào tới chợ Cái Răng rồi bán vòng về, hết được 1 ổ, với giá 500 đồng/miếng. Bây giờ thì “bánh bò Triển Chiêu” đã thành một “thương hiệu”, chuyện buôn bán rất thuận lợi.

Mỗi ngày, ông Chiêu thức dậy từ sớm để xay bột, ủ bột... làm bánh, kịp 3 giờ chiều có bánh bán. Theo ông Chiêu, để làm bánh bò bông ngon thì cần nhiều yếu tố. Gạo làm bánh phải là loại gạo dẻo, thơm từ miệt Cà Mau, Bạc Liêu, đem xay thành bột rồi ủ men và một số nguyên liệu “bí quyết trong nghề”. Ông Chiêu nhất quyết rằng, bột chợ thì làm bánh sẽ không ngon. “Bánh bò Triển Chiêu” xốp đặc, mềm mại chứ không xốp rễ tre hay dẻo, dai. Ðộ ngọt và béo của bánh cũng vừa ăn, không bị ngán.

Ông Trương Phùng Chiêu kể, bán bánh hơn 30 năm, từng ổ bánh bò đã giúp gia đình ông ổn định cuộc sống, khá giả. Vợ ông bây giờ vẫn bán nước giải khát và khi rảnh thì phụ ông một vài công đoạn, còn “vai chính” vẫn là ông Chiêu. “Bánh bò Triển Chiêu” phổ biến đến độ, nhiều khi ông đi công việc, tiệc tùng... nhiều người vẫn nhận ra ông. Ông Chiêu kể: “Có em bây giờ đã đi làm, gặp tôi bán bánh bò thì ghé mua rồi nói đã ăn bánh bò này từ lúc còn học cấp 2, cấp 3... Chút kỷ niệm đó giúp mình vui, gắn bó với nghề”. Hiện tại, mỗi tháng ông Chiêu có thu nhập khoảng hơn 6 triệu đồng từ nghề bán bánh bò.

“Ðèn nào cao bằng đèn Ông Chánh

Bánh nào trắng bằng bánh bò bông”

Loại bánh dân gian đã đi sâu vào tiềm thức của rất nhiều người, có mặt giữa lòng phố thị Cần Thơ qua bàn tay khéo léo của người đàn ông hơn 30 năm giữ nghề. “Bánh bò Triển Chiêu” hiện trở thành “trend” (xu hướng tìm kiếm) của rất nhiều các bạn trẻ trên mạng xã hội. Ông Trương Phùng Chiêu đã góp phần lan tỏa nét đẹp bánh dân gian cho giới trẻ hiện đại.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

Dù nắng nóng, lượng khách đến TP.HCM vui chơi dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng so với năm ngoái. Các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn đều ghi nhận kết quả khả quan trong 5 ngày nghỉ lễ.

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Bí quyết trồng thanh trà ngọt của lão nông ở miền Tây

Lần đầu tiên làm nghịch vụ, lão nông Huỳnh Văn Cập đã bán toàn bộ số lượng thanh trà ngọt cho siêu thị với giá 160.000 đồng/kg.

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Trời nắng gay gắt, vì vậy, người dân, du khách tại TP.HCM đổ về các trung tâm thương mại để vui chơi, ăn uống, trốn nóng. Khách phải xếp hàng chờ đến lượt trước các nhà hàng, quán ăn.

Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ

Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ

Khoảng 4h kém, khi mặt trời còn chưa lên, những chiếc thuyền thúng của ngư dân làng chài An Hải, Thôn Phước Đồng, xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên nhẹ nhàng vượt sóng vận chuyển cá, mực… từ ghe đưa vào bờ. Mỗi người đều đội trên đầu một chiếc đèn pin soi sáng để phân chia từng loại hải sản. 

Những điểm ngắm sen tuyệt đẹp ở Đồng Tháp dịp lễ 30-4 và 1-5

Những điểm ngắm sen tuyệt đẹp ở Đồng Tháp dịp lễ 30-4 và 1-5

Đồng Tháp là mệnh danh là “đất sen hồng”. Từ đồng ruộng đến thành thị ở Đồng Tháp, đâu đâu cũng bắt gặp những cánh sen hồng tỏa hương quanh năm.

Điểm đến lý tưởng ở miền Tây không thể bỏ qua dịp lễ 30-4 và 1-5

Điểm đến lý tưởng ở miền Tây không thể bỏ qua dịp lễ 30-4 và 1-5

Dịp lễ 30-4 và 1-5, du khách chỉ mất khoảng 3,5 giờ di chuyển bằng ô tô từ TP HCM đến Cáp treo núi Sam.