Vì sao Hà Nội sẽ là "tuyến đầu" trong đón sóng đầu tư?

Hoàng Thành Thứ bảy, ngày 27/06/2020 10:55 AM (GMT+7)
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường vừa có lời "mời gọi" các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở Hà Nội.
Bình luận 0

Sáng 27/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc, điều hành phiên thảo luận tại hội nghị "Hà Nội 2020: Hợp tác, Đầu tư và Phát triển".

Phát biểu mở đầu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh đến công tác chiến đấu với đại dịch Covid-19 thời gian qua của TP.Hà Nội.

"Chúng ta rất chủ động, kiên định, quyết liệt trong chuyển trạng thái sang phát triển kinh tế một cách thận trọng, bền vững nhưng khai thác nhanh. Ngoài đóng góp vào kết quả chung trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, Hà Nội cũng là điểm đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ chọn cho việc tái khởi động nền kinh tế", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường "mời gọi" các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Hà Nội như nào?  - Ảnh 1.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu thảo luận tại hội nghị.

Bộ trưởng NNPTNT bày tỏ sự ấn tượng và ngạc nhiên trước cách thu hút, kêu gọi đầu tư hết sức chuyên nghiệp, ấn tượng của Hà Nội qua Hội nghị này. TP.Hà Nội đã mời gọi được đông đảo tất cả các thành phần kinh tế, kêu gọi toàn dân tập trung cùng Thủ đô khai thác mọi nguồn lực, đồng thời mời gọi được nhiều nhà đầu tư quốc tế. Điều này thể hiện tính chuyên nghiệp rất cao cũng như sự cầu thị, quyết tâm của TP.Hà Nội.

Về lĩnh vực nông nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, giá trị gia tăng của khu vực này đang từng bước được khẳng định, trong đó TP.Hà Nội có nhiều tiềm năng phát triển.

"Việc xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hà Nội hoàn toàn có cơ sở", ông Cường nói và bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp trong và ngoài nước nghiên cứu đầy đủ hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xuất khẩu… tại Hà Nội để quyết định hướng lựa chọn đầu tư.

"Chúng tôi sẽ phối hợp cùng Hà Nội phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp hàng hoá của Thủ đô đóng góp vào bức tranh chung với toàn quốc. Đặc biệt năm nay Hà Nội phấn đấu tăng tỷ trọng tăng trưởng nông nghiệp 6,25% đây là sự cố gắng rất tích cực góp phần để nền nông nghiệp nước ta hoàn thành trong hoàn cảnh rất khó khăn", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Bộ trưởng NNPTNT cam kết,  luôn đồng hành cùng UBND TP.Hà Nội và các sở, ban, ngành để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp khi lựa chọn đầu tư, triển khai nhanh chóng, đồng bộ dự án.

Đồng thời, cùng hơn một triệu hộ nông dân Thủ đô khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn của Thủ đô, đóng góp vào bức tranh phát triển chung của cả nước", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường "mời gọi" các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Hà Nội như nào?  - Ảnh 3.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu tham luận tại hội nghị.

Tham luận về nguồn nhân lực phát triển công nghệ thông tin và kinh tế số cho Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, nhu cầu về nhân lực ngành Công nghệ thông tin của thành phố Hà Nội ngày càng tăng. Năm 2012, nhu cầu về nhân lực công nghệ thông tin của thành phố vào khoảng 20.000 người, nhưng đến năm 2019 đã tăng lên 61.000 người, gấp hơn 3 lần.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, xét về nguồn cung, qua khảo sát của Bộ, cả nước có 133 trường đào tạo về công nghệ thông tin với khoảng 50.000 sinh viên tốt nghiệp/năm. Tuy nhiên, nguồn cung nhân lực cho lĩnh vực này những năm 2019 và 2020 thấp hơn nhiều so với nhu cầu, do đó, còn dư địa để các cơ sở đào tạo tiếp tục mở rộng đào tạo lĩnh vực này.

Điều kiện thuận lợi là học sinh phổ thông ở Hà Nội và cả nước có các chỉ số đáp ứng yêu cầu học về công nghệ thông tin rất tốt. Song, khó khăn là cơ sở vật chất phục vụ đào tạo còn khó khăn, chương trình đào tạo còn lạc hậu chưa gắn với thực tế, trình độ tiếng Anh của học sinh còn thấp...

Để chủ động nguồn nhân lực công nghiệp thông tin, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng, Bộ trưởng GDĐT đề nghị Hà Nội xây dựng đề án tổng thể về lĩnh vực này. Với trách nhiệm của mình, Bộ sẽ hỗ trợ TP.Hà Nội, trong đó có việc tăng cường kiểm định chất lượng để hạn chế việc phải đào tạo bổ sung; đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu để làm căn cứ bảo đảm cung  - cầu nhân lực.

"Chúng tôi cũng đề nghị các doanh nghiệp chủ động đặt hàng cho các trường, phối hợp với các cơ sở đào tạo cùng xây dựng chương trình đào tạo; hợp tác công - tư để nâng cao chất lượng trang thiết bị về đào tạo công nghệ thông tin cho các cơ sở đào tạo", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Hà Nội sẽ là tuyến đầu trong tiếp nhận làn sóng đầu tư mới

Nhắc đến công tác phòng chống dịch Covid-19 của Hà Nội, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng: "Đó là kỳ tích. Hà Nội là một trong những Thủ đô đầu tiên trên thế giới kiềm chế được dịch Covid-19 và bước vào tái khởi động nền kinh tế.

"Hôm nay, Hà Nội tổ chức hội nghị nhằm bắt đầu giai đoạn phát triển mới. Đây là hội nghị có quy mô lớn nhất ở cấp độ địa phương, có tính chuyên nghiệp, sáng tạo, hiệu quả. Tên Hội nghị "Hợp tác đầu tư và phát triển" thể hiện thông điệp và tầm nhìn của Hà Nội trong hợp tác để phát triển", ông Lộc nói và nhấn mạnh "hội nghị được tổ chức trong bối cảnh cơ hội đón làn sóng đầu tư mới. Với lợi thế của mình, Hà Nội sẽ là tuyến đầu trong tiếp nhận làn sóng đầu tư mới này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem