Vì sao người làm hồng treo gió Đà Lạt phải nắn nắn, bóp bóp "mát xa" cho quả hồng mỗi ngày?

Văn Long Thứ hai, ngày 08/11/2021 06:30 AM (GMT+7)
Sau khi treo lên giàn khoảng 10 ngày thì hồng sẽ được "mát xa", điều này giúp những trái hồng treo mềm đều, dẻo bên ngoài nhưng đầy mật bên trong, tạo nên đặc sản nức tiếng hồng treo gió Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).
Bình luận 0

Hồng treo gió từ trước đến nay được xem là món đặc sản "trứ danh" của TP.Đà Lạt.

Nếu trước đây, hồng Đà Lạt được sấy bằng than củi, thì nay, sau khi được Tổ chức JICA (Nhật Bản) chuyển giao công nghệ, người Đà Lạt đã biết cách làm hồng treo gió với chất lượng được nâng lên rất nhiều. Bên cạnh đó, cũng có những doanh nghiệp áp dụng công nghệ vào để sản xuất hồng treo theo cách riêng của mình.

Video: Quy trình làm nên đặc sản hồng treo gió Đà Lạt tại cơ sở hồng treo gió Lễ Vân (phường 10, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).

Tại cơ sở hồng treo gió Lễ Vân của bà Đặng Thị Thu Vân (phường 10, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), những trái hồng treo sẽ được "mát xa" để tạo nên chất lượng vào thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình.

Cùng phóng viên Dân Việt trải nghiệm quy trình làm hồng treo gió của gia đình bà Đặng Thị Thu Vân:

Vì sao người làm hồng treo gió Đà Lạt phải "mát xa" cho hồng mỗi ngày? - Ảnh 2.

Hồng Đà Lạt là cây trồng được du nhập vào địa phương khi người Pháp lập vườn trồng thử tại khu vực Đankia - Suối Vàng vào năm 1889. Sau đó, đến năm 1993, người Pháp lại đưa cây hồng trồng nhiều tại các khu vườn. Đến nay, tại Đà Lạt, không chỉ có hồng dòn, người ta còn chế biến được nhiều loại đặc sản từ quả hồng. Ảnh: Văn Long.

Vì sao người làm hồng treo gió Đà Lạt phải "mát xa" cho hồng mỗi ngày? - Ảnh 3.

Chị Lan Anh, con gái bà Đặng Thị Thu Vân cho biết: "Để làm hồng treo gió, những trái hồng vừa già tới, tích đủ lượng đường bên trong sẽ được thu hoạch đưa về xưởng chế biến. Vì vậy, khi treo được khoảng 20 ngày thì trái hồng sẽ thoát hết nước, còn lại phần mật và đường bên trong, tạo nên độ ngọt thanh cho trái hồng treo". Ảnh: Văn Long.

Vì sao người làm hồng treo gió Đà Lạt phải "mát xa" cho hồng mỗi ngày? - Ảnh 4.

Những trái hồng vàng tới, già sẽ được thu hoạch, đưa về xưởng sơ chế để treo lên giàn. Ảnh: Văn Long.

Vì sao người làm hồng treo gió Đà Lạt phải "mát xa" cho hồng mỗi ngày? - Ảnh 5.

Sau khi thu hoạch hồng và đưa về xưởng thì hồng sẽ được công nhân gọt vỏ. Tuy nhiên, phần cuống của quả hồng sẽ được để lại để treo lên. Tiếp đó, hồng đã gọt vỏ sẽ được đưa vào sấy trong lò khoảng 3 tiếng ở nhiệt độ 50 - 60 độ C. Ảnh: Văn Long.

Vì sao người làm hồng treo gió Đà Lạt phải "mát xa" cho hồng mỗi ngày? - Ảnh 6.

Đến nay, người làm hồng treo gió Đà Lạt đã được hỗ trợ bởi máy móc. Những trái hồng sẽ được đặt vào một chiếc múm cao su đang quay, núm này được máy tạo lực hút, có tác dụng giữ chặt quả hồng. Sau đó, công nhân sẽ đặt dao nạo vào và kéo từ cuỗng xuống đến đuôi quả hồng để phần vỏ được loại bỏ. Ảnh: Văn Long.

Vì sao người làm hồng treo gió Đà Lạt phải "mát xa" cho hồng mỗi ngày? - Ảnh 7.

Hồng được lấy từ lò sấy ra sẽ được treo lên những dây gắn nhiều móc nhựa. Sau đó treo ở nơi thoáng gió, không khí trong lành, nhiệt độ ngoài trời từ 25 - 30 độ C và kéo dài khoảng 3 tuần tới khi khô. Chính vì vậy, đến mùa làm hồng treo gió, người dân tại Đà Lạt rất sợ khi trời mưa liên tục. Điều này khiến cho mẻ hồng có khả năng bị hỏng và phải đổ bỏ. Ảnh: Văn Long.

Vì sao người làm hồng treo gió Đà Lạt phải "mát xa" cho hồng mỗi ngày? - Ảnh 8.

Những dây hồng treo cũng có sức hút rất lớn đối với khách du lịch tham quan. Tuy nhiên, trước tình hình dịch Covid- phức tạp như hiện nay, bà Đặng Thị Thu Vân đã tạm ngưng đón khách tham quan để đảm bảo phòng chống dịch. Ảnh: Văn Long.

Vì sao người làm hồng treo gió Đà Lạt phải "mát xa" cho hồng mỗi ngày? - Ảnh 9.

Chị Lan Anh cho biết, những trái hồng treo từ khoảng 7 đến 10 ngày sẽ được "mát xa" mỗi ngày để chúng mềm đều. Khi đó, phần vỏ bên ngoài đã bắt đầu khô lại, nhưng phần lõi bên trong cần được làm mềm và chảy phần đường ra. Vì vậy, việc mát xa này sẽ giúp hồng treo gió ngon hơn, dẻo hơn khi bán ra ngoài thị trường. Ảnh: Văn Long.

Vì sao người làm hồng treo gió Đà Lạt phải "mát xa" cho hồng mỗi ngày? - Ảnh 10.

Với 1kg hồng treo gió thành phẩm, người làm phải mất từ 7 – 10kg hồng tươi. Hơn nữa, cách làm hồng treo gió công nghệ Nhật Bản cũng khá kì công, nhiều rủi ro, vì vậy giá bán cũng khá cao, dao động từ 400.000-500.000 đồng/kg. Ảnh: Văn Long.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem