Thứ bảy, 11/05/2024

Vì sao nhóm cổ phiếu phân bón đồng loạt "dậy sóng"?

08/09/2023 10:30 AM (GMT+7)

Nhà đầu tư trở nên hào hứng với ngành phân bón ngay sau động thái ngừng xuất khẩu urê từ Trung Quốc.

Vì sao nhóm cổ phiếu phân bón đồng loạt "dậy sóng"? - Ảnh 1.

Trung Quốc vừa có động thái cho biết sẽ ngừng xuất khẩu urê , vì vậy các DN phân bón Việt Nam dự kiến sẽ hưởng lợi. Ảnh: DPM

Trong phiên giao dịch sáng nay (8/9), nhóm cổ phiếu ngành phân bón đồng loạt tăng trần ngay sau thông tin Trung Quốc yêu cầu các công ty ngừng xuất khẩu phân urê. 

Cụ thể, chỉ 30 phút đầu phiên giao dịch, hàng loạt cổ phiếu phân bón như DCM, DPM, BFC, SFG đều tím trần và trắng bên bán. 

Với Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HoSE: DCM), thời điểm 10h, mã này đang tím trần ở mức giá 33.850 đồng/CP, tăng 2.200 đồng/CP (6,95%) với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 5 triệu đơn vị và vẫn còn hơn 5 triệu đơn vị dư mua ở mức giá trần.

Tương tự, cổ phiếu của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (HoSE: DPM) cũng đang tăng trần ở mức giá 40.450 đồng/CP, tăng 2.600 đồng/CP (6,87%) với khối lượng giao dịch đạt hơn 5 triệu đơn vị và vẫn còn hơn 2,5 triệu đơn vị dư mua ở mức giá trần.

Trong khi đó, các cổ phiếu như LAS và DHB tăng còn mạnh hơn nhờ có biên độ lớn, trong đó LAS tăng 9,2% và DHB leo dốc 11,6%.

Vì sao nhóm cổ phiếu phân bón đồng loạt "dậy sóng"? - Ảnh 2.

Cổ phiếu phân bón đồng loạt tím trần phiên hôm nay 8/9

Nhà đầu tư trở nên hào hứng với cổ phiếu ngành phân bón trong phiên giao dịch hôm nay (8/9) ngay sau động thái ngừng xuất khẩu urê từ Trung Quốc.

Cụ thể, trong ngày 07/09, Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết Trung Quốc đã yêu cầu một số nhà sản xuất phân bón tạm dừng xuất khẩu urê sau khi giá trong nước tăng vọt. Đây là động thái có thể hạn chế nguồn cung và tăng chi phí cho nông dân ở những quốc gia chuyên nhập khẩu phân bón như Ấn Độ.

Một số ông lớn phân bón của Trung Quốc đã tạm ngừng ký các hợp đồng xuất khẩu mới từ đầu tháng này theo lệnh của Chính phủ. Nguồn tin này nói thêm hạn chế này chỉ áp dụng cho phân urê.

Hiện, Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ phân urê hàng đầu thế giới nên bất kỳ sự sụt giảm đáng kể nào trong xuất khẩu đều có nguy cơ thắt chặt nguồn cung và đẩy giá toàn cầu tăng cao.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Hợp tác toàn diện với Ngân hàng LPBank, thêm người mới vào HĐQT và Ban kiểm soát, tích cực tuyển thêm hàng loạt kỹ sư để phục vụ nông nghiệp, CTCP Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng những kết quả năm tốt hơn 2023.

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

SK Group, tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc sau Samsung tính theo doanh thu, vẫn là cổ đông lớn tại Masan Group và là một trong những đối tác lớn của tập đoàn đa ngành của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung cho biết sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ USD mỗi năm trong thời gian tới tại Việt Nam, tiếp tục tăng số lượng công ty Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của đại tập đoàn này, và đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực.

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Ngân hàng Thế giới (World Bank) hôm nay 9/5 thông báo đã bổ nhiệm bà Mariam Sherman làm Giám đốc Quốc gia mới của WB tại Việt Nam, Campuchia và Lào.

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Chương trình đào tạo về Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) là một phần trong hoạt động hỗ trợ của Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) nhằm thúc đẩy triển khai thị trường carbon tại Việt Nam với sự hợp tác của Cục Biến đổi khí hậu (Cục BĐKH), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT).