Thứ sáu, 17/05/2024

Toàn bộ thành viên HĐQT Bamboo Airways từ nhiệm

17/06/2023 1:00 PM (GMT+7)

Chủ tịch Hội đồng quản trị Bamboo Airways Nguyễn Ngọc Trọng cho rằng Đại hội đồng cổ đông lần này của Bamboo Airways diễn ra trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đương nhiệm nên các thành viên thống nhất từ nhiệm.

Ông Nguyễn Ngọc Trọng khẳng định việc từ nhiệm để Đại hội đồng cổ đông bầu ra các thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) mới cho nhiệm kỳ 2023-2028, với cơ cấu gồm 1 chủ tịch, 3 phó chủ tịch và 3 thành viên HĐQT.

Vì sao toàn bộ thành viên HĐQT Bamboo Airways từ nhiệm? - Ảnh 1.

Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways Nguyễn Ngọc Trọng cho biết các thành viên HĐQT thống nhất từ nhiệm để Đại hội đồng cổ đông bầu ra các thành viên Hội đồng quản trị mới, phần lớn các thành viên HĐQT cũ sẽ tiếp tục ứng cử

Theo ông Trọng, phần lớn các thành viên HĐQT cũ sẽ tiếp tục ứng cử khóa tới và dự kiến sẽ bổ sung một số thành viên mới, là các lãnh đạo cấp cao, dày dặn kinh nghiệm hàng không trên thế giới để kiện toàn bộ máy lãnh đạo.

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa tin, trước cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên dự kiến diễn ra ngày 21-6 tới, Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty đã nhận được đơn xin từ nhiệm thành viên HĐQT của các ông Nguyễn Ngọc Trọng, Doãn Hữu Đoàn, Lê Bá Nguyên, Lê Thái Sâm và Nguyễn Mạnh Quân (tất cả các thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2019- 2024).

Trong cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên dự kiến diễn ra ngày 21-6 tới, Bamboo Airways dự kiến trình các cổ đông thông qua miễn nhiệm chính thức chức vụ thành viên HĐQT đối với những người trên, chấm dứt nhiệm kỳ HĐQT 2019-2024.

Đồng thời, Đại hội cổ đông thường niên sắp diễn ra sẽ bầu mới 7 thành viên HĐQT cho nhiệm kỳ năm 2023-2028. Hiện danh sách ứng viên chưa được công bố.

Nói về khoản lỗ "khủng" tới 17.619 tỉ đồng trong năm 2022 dẫn đến lỗ luỹ kế gần 19.336 tỉ đồng và vốn chủ sở hữu âm 836 tỉ đồng, ông Nguyễn Ngọc Trọng cho biết trong số lỗ của Bamboo Airways, chỉ có khoảng 4.800 tỉ đồng là lỗ thực từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của hãng, còn lại phần lớn là xuất phát từ hoạt động kinh doanh ngoài ngành hàng không nhưng không hiệu quả trong giai đoạn trước khi nhà đầu tư mới tham gia.

"Ban Lãnh đạo và nhà đầu tư mới đã nắm rõ tình hình và có các động thái để đồng hành cùng hãng tháo gỡ khó khăn. Nhà đầu tư mới đã rót thêm gần 8.000 tỉ đồng để tăng vốn điều lệ, tái cơ cấu nguồn vốn, chuyển đổi nợ thành vốn chủ sở hữu để cân bằng các khoản lỗ, đưa vốn điều lệ của hãng dương trở lại, đảm bảo điều kiện cho hãng tiếp tục hoạt động kinh doanh hàng không và có thể xin tăng quy mô đội bay"- ông Trọng khẳng định.

Cũng theo Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways, từ khi có sự tham gia về công tác quản trị, tái cơ cấu, điều chỉnh định hướng kế hoạch kinh doanh của nhà đầu tư mới và Ban Lãnh đạo, hiện hoạt động của hãng đã chuyển biến theo hướng tích cực hơn và bắt đầu ghi nhận hiệu quả.

Thời gian tới, Bamboo Airways sẽ tiếp tục tái cấu trúc tổng thể, hướng tối ưu hoá chi phí và gia tăng doanh thu. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển đội bay, mở rộng mạng lưới đường bay, đặc biệt là với thị trường quốc tế.

Đồng thời, xây dựng hệ sinh thái toàn diện bổ trợ cho hoạt động kinh doanh cốt lõi như thành lập các công ty dịch vụ hàng không, như công ty xăng dầu hàng không, công ty dịch vụ mặt đất hàng không, công ty suất ăn hàng không, đã được triển khai ngay từ khi có sự tham gia và hỗ trợ nguồn lực của nhà đầu tư mới.

Ban Lãnh đạo Bamboo Airways kỳ vọng rằng bước sang năm 2024, Bamboo Airways sẽ ghi nhận lãi, và trong vài ba năm tới sẽ bù được khoản lỗ gộp hiện nay.

Một lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho rằng việc thay đổi thành viên HĐQT Bamboo Airways là động thái bình thường, diễn ra khi thay đổi chủ sở hữu hãng. Thực tế, thời gian qua chủ sở hữu mới đã tiến hành tiếp quản và cung cấp tài chính để duy trì hoạt động của Bamboo Airways.

Sau khi đổi chủ sở hữu, trường hợp Bamboo Airways thay đổi người đại diện theo pháp luật, sẽ phải báo cáo Cục và Bộ Giao thông vận tải để thay đổi giấy phép kinh doanh.

Đồng thời, có 4 vị trí khi thay đổi buộc phải báo cáo Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận, gồm: Người chịu trách nhiệm an toàn bay; người chịu trách nhiệm kỹ thuật máy bay; người chịu trách nhiệm khai thác máy bay; người chịu trách nhiệm về đào tạo của hãng.

Theo NLĐO

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

Lễ hội Bánh mì đang diễn ra tại TP.HCM thu hút rất đông người dân và du khách. Lễ hội năm nay thay đổi địa điểm tổ chức, kỳ vọng mang lại nhiều trải nghiệm thú vị về ẩm thực cho khách tham quan.

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Công ty Cổ phần Sóng Thần Hà Nội (Magicwave) vừa phối hợp với Công ty TNHH Meiji Food Việt Nam tổ chức “Lễ ra mắt sản phẩm cân bằng dinh dưỡng MeiBalance của hãng sản xuất Meiji Nhật Bản và công bố hệ thống phân phối sản phẩm MeiBalance chính hãng tại Việt Nam”.

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Tổng số trụ sở các cơ quan, đơn vị ở TP.HCM có điện mặt trời áp mái là 440 trụ sở với tổng công suất lắp đặt 43,312MWp; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỷ đồng, theo ông Nguyễn Phương Duy, Phó trưởng phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương TP.HCM.

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng tại thành phố và tạm giữ 719 sản phẩm vi phạm.