Thứ hai, 29/04/2024

Vietbank vào top 10 thương hiệu tăng trưởng ấn tượng 2022

12/10/2022 9:00 PM (GMT+7)

Ngày 12/10/2022, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) vinh dự nhận giải thưởng “Top 10 Thương hiệu tăng trưởng ấn tượng 2022” tại Lễ vinh danh Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2022 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times tổ chức. Trước đó, Vietbank đã nhận giải thưởng này vào năm 2015 và 2021.

Chương trình năm nay vinh danh những thương hiệu doanh nghiệp uy tín, hoạt động hiệu quả, có nhiều thành tích ấn tượng trong khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh sau tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 năm 2021-2022. 

Vietbank vào top 10 thương hiệu tăng trưởng ấn tượng 2022 - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Đình Hùng, đại diện Vietbank vinh dự nhận Cúp và Giấy chứng nhận đạt Thương hiệu tăng trưởng ấn tượng 2022.

Để đạt được kết quả này, Vietbank đã đáp ứng tốt các tiêu chí về kết quả kinh doanh, chỉ tiêu tăng trưởng, chất lượng sản phẩm dịch vụ, nguồn nhân lực, trách nhiệm với cộng đồng xã hội, ứng dụng chuyển đổi số, phương thức sản xuất kinh doanh phù hợp và hiệu quả với bối cảnh mới.

Năm 2021, trong giai đoạn nền kinh tế chịu nhiều thách thức từ dịch Covid-19, Vietbank vẫn thực hiện tốt mục tiêu kép: vừa giữ vững các hoạt động và phát triển kinh doanh; vừa đảm bảo an toàn, an sinh cho toàn thể CBNV; đồng thời chung tay chia sẻ với cộng đồng, xã hội. Đây cũng là năm đánh dấu sự kiện Vietbank chính thức gia nhập nhóm các ngân hàng có tổng tài sản đạt trên 100.000 tỳ đồng; hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 4.776 tỷ đồng. 

Việc tăng vốn điều lệ này giúp Vietbank nâng cao năng lực tài chính, củng cố các tỷ lệ an toàn trong hoạt động trong đó có hệ số an toàn vốn (CAR), đặc biệt khi Vietbank đã hoàn thiện và áp dụng cả 3 trụ cột theo chuẩn Basel II.

Trong năm 2022, Vietbank tận dụng các cơ hội để tăng tốc trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo hài hoà 2 mục tiêu tăng trưởng bền vững và hiệu quả. Trong đó, Ngân hàng tập trung công tác tăng trưởng huy động, đặc biệt là nguồn vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư, vốn huy động không kỳ hạn, phát hành giấy tờ có giá; từng bước chuyển dịch việc phát triển khách hàng từ lượng sang chất thông qua việc xây dựng và phát triển Vietbank theo định hướng ngân hàng số và đẩy mạnh công tác bán lẻ; chú trọng nâng cao năng lực quản trị, điều hành; hướng hoạt động kinh doanh ngày một hiệu quả, an toàn và minh bạch hơn nữa...

Để thực hiện được các mục tiêu này, Vietbank đã nỗ lực đa dạng hóa các sản phẩm tài chính kết hợp giữa sản phẩm vật lý chuyển dần sang sản phẩm số dựa trên các kênh giao dịch Mobile và Internet banking. Ngân hàng cũng xây dựng công cụ phân tích nhu cầu khách hàng và từ đó xây dựng các sản phẩm đáp ứng theo từng phân khúc. 

Đối với khách hàng doanh nghiệp, Vietbank hướng đến các combo trọn gói, đồng thời đa dạng sản phẩm kinh doanh ngoại hối, tăng cường hợp tác liên kết với nhiều các tổ chức trung gian thanh toán, các công ty fintech gia tăng hệ sinh thái để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn và mang lại lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng.

Đối với hoạt động cho vay, Vietbank đã công nghệ hóa hệ thống chấm điểm tín dụng, định giá, phê duyệt, giải ngân để tạo tiền đề cho việc triển khai cho vay online trong thời gian sắp tới. Vietbank cũng tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về cho phép khách hàng linh hoạt rút vốn gốc theo Thông tư 04. Chính sách này cũng đã tạo thuận lợi cho Ngân hàng duy trì và tăng trưởng huy động trong giai đoạn hiện nay. 

Ngân hàng cũng đạt kết quả ấn tượng trong việc chuyển dịch cơ cấu huy động sang trung dài hạn để đáp ứng nguồn vốn cho vay và tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước từ ngày 01/10/2022 về tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn. 

Bên cạnh đó, Vietbank đã và đang triển khai nhiều chương trình để tăng nguồn vốn huy động, ưu tiên đảm bảo nguồn vốn cho vay cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Tổng dư nợ cho vay bất động sản tại VPBank hiện nay khoảng 90.000 tỷ đồng, chiếm 34-35% tổng số dư nợ của nhà băng này, lãnh đạo VPBank cho biết tại Đại hội đồng cổ đông 2024 của ngân hàng vào hôm nay 29/4.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông rời ghế

Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông rời ghế

Ông Nguyễn Đình Tùng, một "công thần" tại Ngân hàng Phương Đông (OCB), thôi làm Tổng giám đốc sau hơn 10 năm nhằm dồn sức cho vai trò thành viên Hội đồng quản trị của nhà băng này.

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Thời gian qua và sắp tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai loạt biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, xuất khẩu.

Tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng vào ngày 25/4

Tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng vào ngày 25/4

Ngày 25/4, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với dự kiến đấu thầu 16.800 lượng.

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

Các đại lý đổi ngoại tệ chỉ được dùng đồng Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân và không được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy đồng Việt Nam (trừ các đại lý đổi ngoại tệ được phép thoái hối đặt tại khu cách ly ở các cửa khẩu quốc tế được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân mang hộ chiếu nước