Thứ hai, 29/04/2024

VN-Index 'bốc hơi' hơn 62 điểm, nhà đầu tư chứng khoán bán tháo như bán ve chai, đồng nát

12/05/2022 6:30 PM (GMT+7)

Đà bán tháo xuất hiện mạnh dần trong phiên chứng khoán chiều nay (12/5), cho đến 14h30, VN-Index đã mất hơn 62 điểm.

Ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao chứng khoán KIS Việt Nam, bật thốt: "Thị trường chứng khoán hiện nay đúng là không ai hiểu đang như thế nào. Nhà đầu tư bán quá trời bán, bán theo kiểu cổ phiếu là tiền là của, nhưng còn bán tháo hơn cả ve chai, đồng nát luôn", ông Phương nói.

Nhà đầu tư chứng khoán lại bán tháo, VN-Index giảm sốc hơn 62 điểm

Quan sát diễn biến trên thị trường, kết phiên sáng nay, VN-Index giảm sâu 25,24 điểm, tức 1,94% xuống 1.276,29 điểm.

Thanh khoản toàn thị trường "lẹt đẹt" ở mức 6.676 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với phiên giao dịch hôm qua. Độ rộng nghiêng về số mã giảm khi số mã đỏ gấp 3,5 lần mã xanh.

Thị trường tiếp tục bán tháo, VN-Index “bốc hơi” hơn 62 điểm - Ảnh 1.

Chứng khoán lại có phiên lao dốc mạnh hôm nay 12/5. Nguồn: Vietstock

Trên sàn HoSE, có 51 mã tăng và 381 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 212,7 triệu đơn vị, giá trị 5.854,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 15,1 triệu đơn vị, giá trị 495,7 tỷ đồng.

Sàn HNX có 38 mã tăng và 151 mã giảm, HNX-Index giảm 4,97 điểm (-1,49%), xuống 328,06 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 26,7 triệu đơn vị, giá trị 609,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,3 triệu đơn vị, giá trị 10,7 tỷ đồng.

UpCoM-Index chốt phiên sáng cũng giảm 0,49 điểm (-0,5%), xuống 98,29 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 11,1 triệu đơn vị, giá trị 187,5 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,24 triệu đơn vị, giá trị 14,7 tỷ đồng.

Bước sang phiên chiều, sau nhịp hồi phục nhẹ ngay đầu phiên thì đến gần 14h, đà bán tháo lại xuất hiện với cường độ mạnh dần.

Đến 15h, chỉ số VN-Index giảm tới 62,69 điểm, về mức 1.238,84 điểm (-4,82%); trong khi đó, chỉ số HNX-Index cũng giảm 17,51 điểm (-5,26%) về mức 315.52 điểm. Tương tự, chỉ số UPCoM-Index cũng giảm 2,35 (-2,38%) về mức 96.44 điểm.

Toàn thị trường chỉ có 138 mã tăng giá, trong khi đó tới 556 mã giảm giá, trong đó có 221 mã giảm sàn. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường thời điểm này chỉ đạt 17.962,81 tỷ đồng.

Thị trường tiếp tục bán tháo, VN-Index “bốc hơi” hơn 62 điểm - Ảnh 2.

Các mã chứng khoán ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường trong phiên hôm nay (12/5)

Thanh khoản sụt giảm, nhà đầu tư chứng khoán chuyển sang phái sinh để "gỡ vốn"

Về nguyên nhân thanh khoản sụt giảm gần đây, ông Phương cho rằng, một số nhà đầu tư e ngại vì thị trường sụt giảm và không ổn định như hiện nay. Vì vậy, họ không tham gia nhiều hoặc có tham gia thì cũng tham gia cầm chừng và trên tinh thần "đánh nhanh rút lẹ" là nhiều. Đây là nguyên nhân đầu tiên khiến thanh khoản thị trường sụt giảm.

"Ví dụ như trước đây họ tham gia 10 phần thì hiện nay chỉ tham gia 2-3 phần, khiến thanh khoản toàn thị trường ví thế mà sụt giảm", ông Phương nói.

Nguyên nhân thứ hai, đó là thời gian vừa qua khi thị trường sụt giảm khiến nhiều nhà đầu tư bị thua lỗ, từ nhà đầu tư F0 đến nhà đầu tư Fn. Vì vậy, họ dừng cuộc chơi và không tham gia thị trường nữa. Nhóm nhà đầu tư này cũng chiếm khá nhiều.

Nguyên nhân thứ 3, nhà đầu tư hiện nay  vẫn còn tiền nhưng đang "nằm chờ". Khi nào thị trường thực sự ổn định thì họ sẽ tham gia.

"Đây là 3 nguyên nhân chính khiến thanh khoản toàn thị trường sụt giảm nhiều như vậy. Nghĩa là dòng tiền không tham gia nhiều vào thị trường", ông Phương đánh giá.

Ngoài ra, theo ông Phương, có một nguyên nhân phụ nữa là nhà đầu tư bỏ thị trường cơ sở để tham gia thị trường phái sinh với hy vọng "gỡ vốn" nhanh hơn.

"Thị trường cơ sở thì tốc độ tăng cũng phải cần có thời gian, trong khi thị trường phái sinh thì chỉ cần chênh lệch vài điểm là có thể có một khoản lời nhất định, nếu nhà đầu tư mua nhiều hợp đồng thì sẽ có tỷ suất lời lớn hơn. Chưa kể bên phái sinh thì nhà đầu tư có thể mua bán hai chiều, nên tốc độ vòng quay nhanh, tỷ lệ đòn bẩy cao… cho nên đây là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư muốn gỡ vốn nhanh", ông Phương chia sẻ thêm.

Còn theo chuyên gia Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư của Maybank Investment Bank, xu hướng ngắn hạn, trung hạn của thị trường vẫn xấu.

Các nhịp hồi ở đây mang tính chất về kĩ thuật là chủ đạo, tức là ngắn hạn giảm nhưng vẫn xen lẫn đợt hồi ngắn, thị trường khó tạo đáy rồi tăng ngay trong bối cảnh hiện tại. Do đó, các nhà đầu tư bắt đáy đừng quá hi vọng thị trường sẽ đi lên ngay.

Cũng theo ông Phan Dũng Khánh, hiện thị trường chứng khoán Việt Nam ít bị ảnh hưởng lớn như các quốc gia khác; bởi việc thắt chặt tiền tệ, lạm phát tại Việt Nam ở mức không quá nghiêm trọng, chính sách vẫn hỗ trợ cho kinh tế, một số ngân hàng nhỏ đã tăng lãi suất, còn các ngân hàng lớn chưa tăng.

Tuy nhiên, chuyên gia này vẫn khuyến cáo, các nhà đầu tư không nên vội vàng gỡ lỗ. Bởi tâm lý gỡ lỗ rất nguy hiểm, nó dẫn đến việc giao dịch quá mức mà bằng chứng là việc đảo vị thế liên tục trong phiên mà nhiều nhà đầu tư cá nhân đang làm.

"Hợp đồng tương lai là một sản phẩm hay, nhưng cần được tiếp cận đúng cách và không dành cho người mới bắt đầu. Đòn bẩy cao và được mua bán trong phiên là một ưu điểm của thị trường phái sinh, tuy nhiên nó cũng làm xuất hiện rủi ro và những bẫy tâm lý khó kiểm soát nếu như chưa có kinh nghiệm", ông Khánh chia sẻ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nhóm 5 doanh nghiệp bắt tay nhau vì "mê" thị trường bảo hiểm Việt Nam

Nhóm 5 doanh nghiệp bắt tay nhau vì "mê" thị trường bảo hiểm Việt Nam

Bốn công ty giải pháp tài chính -- Zalopay, Lotte Finance, FE Credit và bảo hiểm OPES -- vừa trở thành đối tác chiến lược tại Việt Nam của công ty công nghệ bảo hiểm Igloo từ Singapore.

Các ông lớn Google, Facebook, Tiktok... nộp hơn nửa tỷ USD tiền thuế ở Việt Nam

Các ông lớn Google, Facebook, Tiktok... nộp hơn nửa tỷ USD tiền thuế ở Việt Nam

Theo dữ liệu của Tổng cục Thuế, 4 tháng đầu năm 2024, các "ông lớn" như Google, Facebook, Tiktok, Microsoft, Netflix hoạt động ở Việt Nam đã nộp hơn 3.000 tỷ đồng tiền thuế.

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý đầu năm, Novaland (HoSE; NVL) tiếp tục ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 600 tỷ đồng, tăng gần 1,5 lần so với mức lỗ ròng hơn 410 tỷ đồng của năm ngoái.

Eximbank có chủ tịch mới

Eximbank có chủ tịch mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank; HoSE: EIB) vừa công bố thông tin về việc bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT Eximbank, giữ chức chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.