Vũ điệu "bao bọc" phụ nữ của người Cơ Tu làm say lòng du khách

Trương Hồng Thứ tư, ngày 07/03/2018 14:15 PM (GMT+7)
Vũ điệu tung tung za zá phải có nam và nữ. Nam thường đi theo đằng sau nhằm mục đích để bao bọc, bảo vệ và thể hiện sức mạnh của mình đối với người phụ nữ, còn người phụ nữ khi múa za zá thường đưa hai tay lên trời để cầu trời, cầu đất phù hộ cho dân làng ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Bình luận 0

Đời sống văn hóa của người Cơ Tu (ở huyện Nam Giang, Quảng Nam) rất đa dạng, phong phú, nhất là những loại hình như múa cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, ăn mừng lúa mới, dựng nhà gươl... Tất cả các lễ hội này không thể thiếu điệu nhảy, múa tung tung za zá.

img

img

Các chàng trai, thiếu nữ Cơ Tu ra cổng chào đón du khách vào thưởng thức vũ điệu tung tung za zá.

Về với làng du lịch dựa vào cộng đồng Tà Bhing (Nam Giang), du khách không thể bỏ qua “món ăn tinh thần” với vũ điệu tung tung za zá của những thiếu nữ, chàng trai người Cơ Tu. Người Cơ Tu với đôi chân trần, đôi tay hòa nhịp  tiếng cồng chiêng kèm với những điệu múa uyển chuyển. Đó là những nét văn hóa độc đáo mà họ muốn gửi đến du khách.

img

img

Vũ điệu tung tung za zá khi bắt đầu là tập hợp để hình thành vòng tròn.

Theo các già làng, điệu múa tung tung za zá gắn bó với cộng đồng bao đời nay và xuất hiện trong tất cả sinh hoạt đời sống, lễ nghi của đồng bào Cơ Tu. Không có một người Cơ Tu nào xa lạ với vũ điệu tung tung za zá vì nó đã tồn tại và thấm sâu vào tiềm thức của đồng bào.

img

Đội trống, cồng chiêng bắt đầu đánh theo nhịp của vũ điệu tung tung za zá.

Trưởng nhóm múa tung tung za zá xã Tà Bhing là chị Bnướch Cheo (trú thôn Pà Xua) chia sẻ: “Vũ điệu tung tung za zá có cả nam và nữ. Nam thường đi theo đằng sau người phụ nữ nhằm mục đích để bao bọc, bảo vệ và thể hiện sức mạnh của mình đối với người phụ nữ. Còn người phụ nữ khi múa za zá thường đưa hai tay lên trời với mục đích để cầu trời, cầu đất phù hộ cho dân làng ngày càng ấm no, hạnh phúc”.

img

img

img

Các thiếu nữ miệng luôn cười tươi và hai tay thường đưa lên trời với mục đích để cầu trời, cầu đất phù hộ cho dân làng ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Cũng theo chị Bnướch Cheo, khi múa tung tung, người nam giới tay thường cầm kiếm và thiêng, hai tay vững chắc, hai chân vững chãi, mục đích để chống giặc ngoại xâm (theo tục lệ bảo vệ làng ngày xưa của người Cơ Tu khi có giặc ngoại xâm). Còn người phụ nữ khi múa za zá, đôi chân họ bước theo nhịp nhẹ nhàng với một nhịp điệu khát vọng của ý nghĩa tâm linh là đón đợi ơn đất nghĩa trời, trung thành với người và thể hiện sự hiền thục của người phụ nữ, người mẹ bảo vệ con…

img

Vũ điệu tung tung za zá của người Cơ Tu thường được múa ở các lễ hội như đâm trâu, ăn mừng lúa mới, đón khách quý tham quan làng du lịch.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem