Xung đột Nga-Ukraine chứng minh pháo vẫn là loại vũ khí thống trị chiến trường

Phương Đăng (theo Newatlas) Thứ hai, ngày 21/11/2022 19:13 PM (GMT+7)
Cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine đang viết lại chiến thuật và chiến lược bộ binh trong chiến tranh hiện đại, khi dù các hệ thống vũ khí tiên tiến tràn ngập cuộc xung đột nhưng về cơ bản, 2 bên tham chiến chủ yếu vẫn đang lao vào một cuộc đấu pháo kiểu cũ, theo Newatlas.
Bình luận 0
Xung đột Nga-Ukraine chứng minh pháo vẫn là loại vũ khí thống trị chiến trường  - Ảnh 1.

Pháo hạng nặng 2S7 Pion của Ukraine. Ảnh Bộ Quốc phòng Ukraine

Khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2/2022, không có gì lạ khi nhiều người mong đợi chiến tranh sẽ diễn ra giống như các hoạt động quân sự gần đây của Mỹ và NATO. Theo đó, Moscow được cho là sẽ phô trương các công nghệ cao, chiến lược và chiến thuật quân sự hiện đại của họ. Trong đó, các lực lượng trên bộ, trên biển và trên không sẽ phối hợp chặt chẽ giống như một thể thống nhất trong một cuộc chiến cơ động nhanh và tấn công chính xác.

Nhưng nhiều tháng sau, cuộc chiến ở Ukraine hóa ra rất giống với những gì từng diễn ra trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, dù hiện tại đã là thế kỷ 21.

Thay vì một trận chiến giành ưu thế trên không, Nga lại triển khai đoàn xe tăng khổng lồ di chuyển ồ ạt trên các con đường lớn. Sau đó, các cuộc tấn công bằng vũ khí chính xác và các cuộc tấn công mạng phối hợp để đánh sập cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine sớm giảm xuống và cuộc chiến biến thành chiến trường trong đó hai bên tham chiến liên tục pháo kích nhau theo kiểu giống như những gì từng diễn ra Pháp vào năm 1916.

Pháo binh đã là vũ khí mạnh nhất trong nhiều thế kỷ, nhưng sự phát triển của máy bay đã khiến nó trở nên lỗi thời vào cuối Thế chiến thứ hai. Lại vũ khí này từng dần bị hạ cấp, đặc biệt là bởi các cường quốc NATO và Israel. Mô hình chiến tranh mới phải là những cỗ xe bọc thép có tính cơ động cao cùng máy bay ném bom chiến đấu, vũ khí tầm xa tối tân, chính xác và cần ít người vận hành hơn nhằm cung cấp những "cú đấm" nhanh, mạnh mẽ và an toàn.

Chìa khóa của mô hình chiến tranh hiện đại là sức mạnh không quân, nhưng vì những lý do vẫn chưa rõ, Nga đã không muốn hoặc không thể tận dụng toàn bộ sức mạnh của lực lượng không quân của họ trong cuộc chiến và do đó không thể thống trị bầu trời Ukraine.

Không có ưu thế trên không, các lực lượng Nga và các tuyến tiếp tế của họ trở nên cực kỳ dễ bị tổn thương và bất kỳ nỗ lực nào nhằm mô phỏng các chiến thuật thực địa của NATO đều nhanh chóng tan thành mây khói dù ban đầu cục diện trận chiến nghiêng về phía Moscow.

Kết quả là quân đội Nga đã chuyển sang chiến lược chiến tranh sử dụng pháo binh truyền thống.

Nga từ lâu đã có mối quan hệ đặc biệt với pháo binh. Vũ khí này được giới lãnh đạo Nga xem là "thần chiến tranh" và cho rằng, nó là một hệ thống còn lâu mới lỗi thời.

Theo Moscow, pháo vẫn là vũ khí rất hữu ích và có một số lợi thế so với không quân. Ít nhất là pháo có thể bắn suốt ngày đêm trong bất kỳ thời tiết nào và không cần các căn cứ không quân dễ bị tổn thương. Ngoài ra, pháo binh rẻ, không thể gây nhiễu và có đủ hỏa lực nên có xác suất bắn trúng mục tiêu cao mà không cần xác định mục tiêu một cách chính xác.

Có vẻ như triết lý của Nga đằng sau việc ưu tiên sử dụng pháo binh là dựa trên tiền lệ lịch sử. Người Nga đã biến loại vũ khí này thành trụ cột trung tâm của cả chiến lược tấn công lẫn phòng thủ.

Đó là một chiến thuật đã hiệu quả nhiều lần, nhưng trong cuộc chiến ở Ukraine thì không, với minh chứng là các sự kiện gần đây. Chẳng hạn, tại Kharkov, lực lượng Ukraine đã có thể vượt qua hỏa lực dữ dội của pháo binh Nga để tiến hành các cuộc phản công rồi rút lui. Trong khi đó, những thất bại của Nga tại Kherson đã chứng minh rằng pháo binh phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp đạn dược ổn định và nếu điều này bị gián đoạn, chiến thuật pháo binh sẽ trở nên vô dụng.

Trong khi đó, về phía Ukraine, để đối phó với cuộc chiến pháo binh của Nga, nước này đã nhận được hàng tỷ USD viện trợ quân sự từ các quốc gia NATO và các quốc gia đồng minh khác. Trong các gói viện trợ, thứ Ukraine nhận được nhiều nhất là pháo, chẳng hạn hệ thống pháo tự hành siêu tối tân CAESAR của Pháp. Đây là một khẩu lựu pháo 155 mm với tầm bắn cơ bản 46 km được gắn trên một chiếc xe tải 6 bánh; 100 lựu pháo M777 với tầm bắn 40 km và 300.000 viên đạn 155mm từ Úc, Canada và Mỹ; pháo hạng nhẹ kéo M119A3 do Anh thiết kế có tầm bắn 17km, nhưng đủ nhẹ, cơ động và tốc độ bắn tương đối cao để bộ binh sử dụng. Đặc biệt phải kể đến hệ thống pháo tầm xa HIMARS nổi tiếng của Mỹ. Đây là "siêu vũ khí" được cho là đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Ukraine đẩy lùi các lực lượng Nga.



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem