Yêu cầu điều tra chống bán phá giá, doanh nghiệp cần làm gì?

Thanh Phong Thứ ba, ngày 15/09/2020 10:00 AM (GMT+7)
Theo đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, trong bối cảnh Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại (FTA) mới, các tình huống cần áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, chống bán phá giá là khó tránh khỏi.
Bình luận 0

Trong bối cảnh mới, doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định, của pháp luật cũng như quy trình thủ tục yêu cầu khởi xướng điều tra, áp dụng các biện pháp chống bán phá giá nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

Nói về đối tượng và thủ tục thực hiện hoạt động trên, đại diện Cục Phòng vệ thương mại cho biết, các tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước đều có quyền nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Nếu trong trường hợp, các đối tượng này nhận thấy hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước.

Trong trường hợp không có Bên yêu cầu nhưng có dấu hiệu rõ ràng về việc hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra tiến hành lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định điều tra.

Yêu cầu điều tra chống bán phá giá, doanh nghiệp cần làm gì? - Ảnh 1.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, DN cần nâng cao nhận thức về hoạt động phòng vệ thương mại

Tuy nhiên, theo đại diện Cục Phòng vệ thương mại cho biết, trong thực tiễn tại Việt Nam cũng như trên thế giới, trường hợp Cơ quan điều tra tự lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp gần như không có.

Về điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp, Cục Phòng vệ thương mại thông tin, đối với hàng hóa được xác định có trợ cấp có thể áp dụng biện pháp chống trợ cấp và mức trợ cấp được xác định cụ thể.

Trừ trường hợp nhà sản xuất, xuất khẩu ở các nước phát triển có mức trợ cấp không vượt quá từ 1 đến 3% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Ngoài ra, các mặt hàng gây thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đối ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

"Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước đang phát triển có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 4% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam. Ngoài ra, tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 9% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống trợ cấp", đại diện Cục Phòng vệ thương mại cho hay.

Về thời kỳ thu thập dữ liệu đối với hành vi trợ cấp hàng hóa nhập khẩu, Bên yêu cầu cần thu thập thông tin, dữ liệu trong thời kỳ 12 tháng, được gọi là thời kỳ điều tra xác định việc trợ cấp.

Tuy nhiên, cũng theo thông tin từ phía Cục Phòng vệ thương mại, trong một số trường hợp đặc biệt, Cơ quan điều tra có thể xác định một thời kỳ điều tra khác nhưng không ít hơn 06 tháng.

"Đối với các yếu tố về thiệt hại, Bên yêu cầu khởi xướng điều tra cần thu thập thông tin, dữ liệu trong thời kỳ ít nhất là 03 năm và phải bao gồm toàn bộ thời kỳ điều tra xác định việc trợ cấp nêu trên.

Trong trường hợp bên liên quan có thời gian hoạt động ít hơn 03 năm, dữ liệu thu thập sẽ là toàn bộ thời gian hoạt động của bên liên quan đó tính đến thời điểm có quyết định điều tra", đại diện Cục Phòng vệ thương mại thông tin thêm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem