3 loài cá xứng danh là thần dược cho phái mạnh, lại rất dễ nuôi, có loài còn làm sạch nước

P.V Chủ nhật, ngày 23/04/2023 19:03 PM (GMT+7)
Cá chép, cá mè, cá chạch là 3 loài cá rất quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình người Việt từ xưa đến nay và rất tốt cho sức khỏe. Đây cũng là 3 loài cá rất dễ nuôi.
Bình luận 0

Công dụng của cá chạch

Theo y học cổ truyền, cá chạch vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ khí huyết, tráng dương, thanh nhiệt, trừ thấp. Nó thường được dùng để chữa các bệnh liệt dương, suy giảm tình dục, viêm gan vàng da, mụn nhọt, lở loét, cơ thể suy nhược, mắc bệnh gan, thận mạn tính, chứng bệnh yếu sinh lý ở nam.

Khoa học ngày nay đã nghiên cứu và chứng minh được rằng, trong cá chạch có chứa lượng lớn protein, lipid, canxi và các loại vitamin thiết yếu khác như: vitamin A, B1,… 

Trong 100g thịt chạch có 16,9g protit, 2g lipit, 3,2g gluxit, 169mg canxi, 327mg phospho, 3,2mg sắt, các vitamin B1, B2, PP, E... Như vậy, giá trị dinh dưỡng của cá chạch cũng tương đương như nhiều loại cá nước ngọt khác, nhưng chạch được Đông y đánh giá cao hơn về mặt bồi dưỡng sức khỏe và chữa bệnh.

Cá chạch được dùng chữa bất lực sinh lý và liệt dương của nam giới khá công hiệu. Có thể dùng món ăn bài thuốc sau: cá chạch 250g, hạt hẹ 50g. Làm sạch cá chạch, bỏ hết nội tạng. Hạt hẹ đãi sạch bọc vào vải, cho cùng vào nồi, đun với nửa lít nước, cho muối ăn vừa đủ. Sau khi nước sôi, để nhỏ lửa om cho đến khi nước cạn một nửa thì bỏ hạt hẹ ra, ăn cá, uống nước. Mỗi ngày ăn một lần, ăn liên tục trong 10 ngày. 

3 loài cá xứng danh là thần dược cho phái mạnh, lại rất dễ nuôi, có loài còn làm sạch nước - Ảnh 1.

Trong cá chạch có chứa lượng lớn protein, lipid, canxi và các loại vitamin thiết yếu khác như: vitamin A, B1,… Ảnh: T.L

Công dụng của cá chép

Cá chép cũng là loài cá được đánh giá tốt cho sức khỏe nam giới. Trong y học cổ truyền thì cá chép có thể hạ khí, thông nhũ, có tác dụng bồi bổ thận, tăng cường sinh lực.

Cá chép chứa các acid béo có lợi, protein và chất chống oxy hóa. Đồng thời, loài cá nước ngọt này cũng rất giàu khoáng chất và vitamin, đặc biệt phốt-pho và vitamin B12 hữu ích với cơ thể.

Vì thế, không chỉ là biểu trưng cho may mắn và thịnh vượng, cá chép còn được coi là một trong loài cá tốt nhất cho sức khỏe.

Cá chép có chứa nhiều chất dinh dưỡng vi chất có lợi cho sức khỏe như canxi, sắt, magie, phốt-pho, kali, đồng, kẽm, mangan, selen, folate, các vitamin A, B, C, D, D3, DHA,... Đây là những hợp chất quan trọng giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa các bệnh mạn tính.

Kẽm đóng vai trò quan trọng giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Cá chép là nguồn thực phẩm dồi dào kẽm, vì vậy hãy ăn cá chép để có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.

Cá chép là nguồn thực phẩm giàu omega-3. Và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của acid béo omega-3 trong việc giảm nguy cơ mắc hội chứng viêm ruột.

Nghiên cứu cho thấy những dưỡng chất và khoáng chất trong cá chép rất tốt cho hệ hô hấp. Nếu bạn bị viêm phế quản, suy hô hấp mạn tính hoặc những bệnh liên quan tới phổi và đường hô hấp, hãy bổ sung cá chép trong bữa ăn của bạn.

Ngoài đặc tính chống viêm, giảm nhẹ viêm đường hô hấp, những chất dinh dưỡng trong cá chép giúp bạn mau hồi phục hơn.

Cá chép rất giàu phốt-pho, vi chất quan trọng đối với xương và răng. Phốt-pho có thể giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương. Thiếu phốt-pho có thể là nguyên nhân dẫn tới hỏng men răng. Vì vậy, hãy ăn cá chép để giúp răng và xương chắc khỏe hơn.

3 loài cá xứng danh là thần dược cho phái mạnh, lại rất dễ nuôi, có loài còn làm sạch nước - Ảnh 2.

Cá chép có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Ảnh: SKGĐ.

Cá chép là một trong những thực phẩm giúp bạn trẻ lâu. Trong cá chép chứa một số hợp chất chống oxy hóa có vai trò tăng cường sản sinh collagen, giúp bạn có làn da mịn màng hơn.

Các chất chống oxy hóa còn giúp cơ thể sản sinh ra các tế bào mới, làm chậm quá trình lão hóa. Đối với những người bắt đầu lộ rõ tuổi tác qua các đốm đồi mồi, vết thâm nám, nếp nhăn hoặc làn da mất đi độ đàn hồi, lời khuyên là hãy ăn cá chép.

Cá chép giàu beta-carotene, tiền chất của vitamin A góp phần cải thiện sức khỏe thị lực và võng mạc. Do đó, ăn cá chép giúp cải thiện sức khỏe mắt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.

Công dụng của cá mè

Theo Đông y, cá mè vị ngọt, tính ấm, không độc. Thịt cá mè ngon và béo; có tác dụng bổ não tuỷ, nhuận phế, ích tỳ vị. Sách thuốc cổ có ghi: Thịt cá có tác dụng khai vị, hạ khí, điều hoà ngũ tạng, chống hư huyết mạch, bổ gan, sáng mắt. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư hàn, ăn kém, đau bụng, đầy bụng, da thô ráp, tróc da và da khô. Người cao tuổi dùng cá mè thường xuyên chống được đau đầu, giảm trí nhớ, ho đờm, hen suyễn.  

Khoa học ngày nay nghiên cứu với thành phần có chứa axit béo omega3, vitamin A, D, B; cùng chất khoáng như Cu,Co,Zn… Các món ăn từ cá mè hỗ trợ tăng cường sinh lý nam giới như canh chua cá mè, cá mè hấp bia, cá mè kho nghệ, cá mè chiên giòn...

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cá mè tính ôn nhiệt, ăn nhiều sinh nội nhiệt, khát nước, loét miệng. Vì vậy, người thể trạng dương thịnh, nội nhiệt táo bón, lở ngứa, mụn nhọt không nên ăn. Không ăn gỏi cá mè hoặc ăn cá chưa nấu chín do cá thường mang ấu trùng sán lá gan.

3 loài cá xứng danh là thần dược cho phái mạnh, lại rất dễ nuôi, có loài còn làm sạch nước - Ảnh 3.

Cá mè là loài cá rất dễ nuôi. Ảnh: T.L

Cách nuôi cá chạch bùn, cá mè

Không chỉ bổ dưỡng, cá chạch bùn, cá mè, cá chép còn rất dễ nuôi. Đối với cá chạch bà con có thể nuôi cá chạch bùn ở ao đất, bể xi măng, bể lót bạt, tùy theo điều kiện đầu tư để quyết định diện tích nuôi.

Nên thiết kế bể có diện tích vừa phải từ 5 - 10m2 để thuận tiện cho việc chăm sóc, quản lý, thu hoạch. Ao, bể chủ động nước, cống lấy nước vào, tháo ra đối diện nhau là tốt nhất, đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

Thả 45 con/m2 hoặc 10-15kg chạch giống/100m2 ao. Cá nên được thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu cá được vận chuyển bằng túi nilong bơm oxi, trước khi thả phải ngâm túi chứa cá vào ao thả từ 15-20 phút để tránh sốc do nhiệt độ và môi trường nước ao thay đổi.

Có thể nuôi cá chạch bằng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp như khô đậu, cám gạo, nhộng tằm, thức, cá tạp, ốc xay.

Trong khi đó, cá mè trắng có tốc độ tăng trưởng nhanh. Theo các chuyên gia nông nghiệp, nuôi cá mè trắng còn có tác dụng làm sạch ao hồ, góp phần chống ô nhiễm môi trường nước vì cá mè hoa ăn sinh vật phù du và mùn bã hữu cơ, vi khuẩn là nguồn gốc gây ra mùi hôi thối tại các ao, hồ ở nông thôn. Bà con thường nuôi ghép cá mè trắng với cá mè hoa, cá chép, cá diếc...

Để tăng sức đề kháng cho cá khi chọn cá giống khỏe mạnh, không bị xây xát, không dị hình. Không thả cá quá nhỏ, không nên nuôi cá với mật độ quá dày.

Cá giống mới mua về cần để cá có thời gian quen dần với nư­ớc ao, bằng cách té nư­ớc ao vào thùng, chậu đựng cá giống hoặc ngâm cả túi cá xuống ao 15 phút để cho nhiệt độ trong túi và nư­ớc ao cân bằng nhau, rồi thả cá ra ao.

Tr­ước khi thả cá mè trắng nên tắm cho cá giống bằng n­ước muối nồng độ 2 - 3% trong 10 -15 phút. Không dùng phân chuồng tư­ơi để bón cho ao; phân chuồng cần ủ với vôi (4 - 5 kg vôi/100kg phân chuông) trong 20 ngày tr­ước khi sử dụng. Có thể bón vôi bột vào n­ước ao định kỳ mỗi tháng 2 lần (Bón 1 - 2 kg vôi cho 100m3 n­ước ao).


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem