7 khoản phụ cấp mới với cán bộ, công chức, viên chức

Thùy Anh Chủ nhật, ngày 06/06/2021 15:55 PM (GMT+7)
Do ảnh hưởng của dịch Covid -19, Hội nghị XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đồng ý lùi cải cách tiền lương từ năm 2021 sang năm 2022. Lộ trình sẽ bắt đầu từ ngày 1/7/2022. Thay vì có hàng trăm khoản phụ cấp, giờ đây cán bộ, công chức, viên chức sẽ chỉ được áp dụng 7 khoản phụ cấp.
Bình luận 0

Ngoài ra, tại Quyết định 01/QĐ-LĐTBXH, Bộ LĐTBXH cũng yêu cầu tiếp tục triển khai các bước cải cách chính sách tiền lương để thực hiện trong năm 2022 theo lộ trình đã được Hội nghị Trung ương 13 kết luận.

Dự kiến từ 1/7/2022, theo Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 , cán bộ, công chức, viên chức sẽ được áp dụng 7 loại phụ cấp sau đây:

Phụ cấp kiêm nhiệm

Áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

Từ 1/7/2022, công chức, viên chức sẽ được áp dụng 7 khoản phụ cấp mới. Ảnh: N.T (Chụp tại Văn phòng 1 cửa quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)

Từ 1/7/2022, công chức, viên chức sẽ được áp dụng 7 khoản phụ cấp mới. Ảnh: N.T (Chụp tại Văn phòng 1 cửa quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)

Phụ cấp thâm niên vượt khung:

 Là phụ cấp dành cho những người có nhiều năm công tác.

Phụ cấp khu vực: 

Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.

Công chức chi trả chế độ hỗ trợ cho người dân chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 tại Hà Nam: Ảnh: N.Dũng

Công chức chi trả chế độ hỗ trợ cho người dân chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 tại Hà Nam: Ảnh: N.Dũng

Phụ cấp trách nhiệm công việc: 

Những người làm việc trong tổ chức cơ yếu được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật mật mã. Những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.

Phụ cấp lưu động: 

Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở một số nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.

Dịch Covid-19 làm lộ trình cải cách tiền lương bị chậm lại, thay vì áp dụng khoản phụ cấp vào đầu tháng 7/2020 thì việc này sẽ được lùi lại tới ngày 1/7/2022. Thời điểm này các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức vẫn tiếp tục được hưởng các chế độ phụ cấp hiện hành.

Phụ cấp theo nghề: 

Được gộp từ phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...).

Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn: 

Được gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Sắp xếp lại các khoản phụ cấp góp phần đẩy nhanh thực hiện cải cách tiền lương 

Ông Phạm Minh Huân - Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, Nguyên chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia cho rằng, việc sắp xếp lại thang, bảng lương và các khoản phụ cấp là bước quan trọng để thực hiện cải cách tiền lương. Điều này sẽ tránh được tình trạng 1 khoản lương và vài chục khoản phụ cấp. Lương thấp, phụ cấp cao hơn cả lương.

Ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng thực hiện các khoản phụ cấp mới sẽ tạo điều kiện để thực hiện đoáng BHXH dựa trên tiền lương và các khoản thu nhập chính. Ảnh: Tiến Thành

Ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng thực hiện các khoản phụ cấp mới sẽ tạo điều kiện để thực hiện đóng BHXH dựa trên tiền lương và các khoản thu nhập chính. Ảnh: Tiến Thành

Còn theo ông Bùi Sỹ Lợi - Phó chủ nhiệm UBCVĐXH của Quốc hội, việc sắp xếp lại các khoản phụ cấp, không chỉ có ý nghĩa trong việc thực hiện cải cách tiền lương mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hoạch định chính sách an sinh, cải cách hướng tới phát triển kinh tế - xã hội, tăng năng suất lao động. Cải cách việc làm trong khu vực công. 

Ngoài ra, sắp xếp lại các khoản phụ cấp cũng tạo điều kiện thực hiện đóng BHXH dựa trên lương và các khoản thu nhập bổ sung khác (các khoản phụ cấp chính). Tới đây, 7 khoản phụ cấp này có thể được áp dụng để đóng BHXH, góp phần nâng mức nền tiền đóng, đảm bảo quyền lợi cho lao động lúc về hưu.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem