70% sinh viên hoang mang, lo lắng ngay khi rời ghế nhà trường

Tào Nga Thứ hai, ngày 06/12/2021 14:53 PM (GMT+7)
Ngoài ảnh hưởng của bệnh dịch, nguyên nhân chủ yếu khiến sinh viên ra trường khó tìm được công việc phù hợp với chuyên môn do bản thân các bạn chưa được trang bị những kỹ năng mềm.
Bình luận 0

Theo tổng cục thống kê, quý III năm 2021, có đến 1,7 triệu người trong độ tuổi lao động mất việc làm, con số cao kỷ lục trong 10 năm trở lại đây. Trong khi đó, trong 2 năm 2020 và 2021 đã có xấp xỉ 200.000 doanh nghiệp tuyên bố dừng hoạt động, ước khoảng 430 doanh nghiệp đóng cửa mỗi ngày. 

"Trước đây, chúng tôi luôn tìm đến những nhân sự giàu kinh nghiệm để chia sẻ khát khao vực dậy ngành du lịch, tuy nhiên hầu hết họ không còn tha thiết với nghề đã từ lâu không còn mang lại thu nhập mà chuyển sang những nghề có nhu cầu cao hơn như tài chính, bán hàng online, thực phẩm. Sau đó tôi tiếp nhận sinh viên thực tập tại các trường đại học với mong muốn tạo ra lớp lao động kế cận, nhiệt huyết", ông Lê Công Năng, CEO Wonder Group chia sẻ.

70% sinh viên hoang mang khi ra trường

Thực tế khảo sát các nhà tuyển dụng, nhóm ứng viên dễ tìm được việc làm là nhóm có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm. Trong khi trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát thì đã có đến 25% sinh viên ra trường thất nghiệp, trên 60% làm không đúng ngành nghề đào tạo. Trong bối cảnh thị trường tuyển dụng có nhiều xáo trộn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như hiện nay, việc chọn được một vị trí công việc phù hợp, đúng theo chuyên ngành đào tạo càng trở nên nan giải.

70% sinh viên hoang mang, lo lắng ngay khi rời ghế nhà trường - Ảnh 1.

Chuyên gia Marketing Lê Công Năng, đồng thời là diễn giả, nhà cố vấn trong nhiều lĩnh vực. Ảnh: NVCC

Qua khảo sát chỉ có gần 30% sinh viên tự tin vào bản thân và lạc quan vào hành trình phía trước, trong khi đó hơn 70% sinh viên hoang mang, lo lắng ngay khi rời ghế nhà trường. Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) Việt Nam Chang-Hee Lee nhận định: "Nhiều lao động trẻ ở Việt Nam không tìm được những kiến thức, kỹ năng phù hợp từ ghế nhà trường để làm việc trong thị trường lao động hiện tại". 

Ngoài ảnh hưởng của bệnh dịch, nguyên nhân chủ yếu khiến sinh viên ra trường khó tìm được công việc phù hợp với chuyên môn do bản thân các bạn chưa được trang bị những kỹ năng mềm. Theo TS Nguyễn Chí Hiếu thủ khoa MBA Đại học Oxford (Anh), sinh viên tốt nghiệp không xin được việc tốt là do thiếu kỹ năng mà các nhà tuyển dụng cần. Đây sẽ là gánh nặng cho tổ chức và doanh nghiệp.

Thêm một lời nhận xét khá phổ biến về sinh viên mới ra trường hiện nay, đó chính là thụ động. Khi bước và môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhân viên quá thụ động, không chủ động tìm việc, không chủ động giao tiếp, thảo luận và nêu lên ý kiến. "Nhân viên có tư duy làm việc theo mức lương chi trả mà không có kế hoạch phát triển năng lực bản thân để đàm phán với doanh nghiệp ở mức lương cao hơn. Hầu hết nhân viên chỉ muốn mà không hành động để cải thiện. Nếu chỉ làm đúng phần công việc được giao, không chủ động tìm kiếm thông tin nếu gặp khúc mắc thì giống như đứa trẻ mãi không chịu lớn", ông Nguyễn Nghĩa Vượng, Ceo Vibook chia sẻ.

Giúp sinh viên tự tin, lột xác

Trong hơn 12 tháng qua, ông Lê Công Năng đã tiếp nhận gần 100 sinh viên du lịch đến từ Đại học Văn hóa, Đại học KHXH&NV, Đại học Công nghiệp, Học Viện Phụ nữ, Đại học Thăng Long... trong các kỳ thực tập. Là người trực tiếp làm việc với các bạn sinh viên, ông Năng nhận thấy phần lớn các bạn còn thiếu sự nổi bật và không chủ động. Do đã quá quen thuộc với môi trường học tập mang tính một chiều, khi tới thực tập ở công ty, các bạn có phần khá bỡ ngỡ, chậm thích nghi với môi trường làm việc nơi công sở.

Đau đáu với khả năng sinh viên ra trường sẽ không có việc làm khi mà những nhân sự giàu kinh nghiệm còn đang thất nghiệp, ông Năng đưa ra ý tưởng tạo ra 1 khóa học thực chiến, bao trọn các kỹ năng cần kíp mà sinh viên ra trường còn thiếu và ngay lập tức được hưởng ứng.

Khóa huấn luyện SV21 là chương trình được thiết kế đặc biệt dựa trên khảo sát nhu cầu của hơn 300 nhà tuyển dụng. Nội dung tập trung vào 21 kỹ năng giao thiệp công sở và kỹ năng làm việc văn phòng như Kỹ năng phỏng vấn xin việc, Kỹ năng trình bày vấn đề, Kỹ năng giao tiếp công sở hiệu quả, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng xây dựng thói quen thành công, Kỹ năng ứng phó với áp lực và stress công việc, Kỹ năng tạo dấu ấn và xây dựng tín nhiệm, Ứng dụng tin học văn phòng trong doanh nghiệp, Kỹ năng soạn thảo văn bản ứng dụng trong công việc, Kỹ năng xây dựng nhân hiệu trên mạng xã hội, Kỹ năng tổ chức sự kiện, Hình thành tố chất nhà quản lý...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem