Thứ tư, 22/05/2024

Sau hot trend "Cô đơn trên sofa", ACB của Chủ tịch Trần Hùng Huy lại gây sốt khi báo lãi 10.000 tỷ đồng

28/07/2023 7:22 PM (GMT+7)

Kết thúc quý II/2023, Ngân hàng ACB của Chủ tịch Trần Hùng Huy đã hoàn thành 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm, đạt 10.000 tỷ đồng. Động lực giúp lợi nhuận của ACB tăng trưởng đến từ thu nhập ngoài lãi tăng 28% so với cùng kỳ.

Sau hot trend "Cô đơn trên sofa", ACB của Chủ tịch Trần Hùng Huy lại gây sốt khi báo lãi 10.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

Chủ tịch Trần Hùng Huy biểu diễn "Cô đơn trên sofa" gây bão mạng. Ảnh: ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) vừa công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2023. Theo đó, tính tới cuối tháng 6, quy mô tín dụng của ACB đạt hơn 434.000 tỷ đồng, tăng 4,9% so với đầu năm. Riêng trong quý II năm nay, tốc độ tăng trưởng có sự cải thiện mạnh mẽ, ở mức tăng 5,5% tương đương gần 23.000 tỷ so với quý I.

Quy mô huy động ghi nhận sự tăng trưởng tốt hơn trung bình ngành, cuối tháng 6 đạt 432.000 tỷ đồng, tăng 4,5% so với đầu năm. 

Trong đó, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trong ngân hàng (CASA) có dấu hiệu tích cực khi tăng trở lại, tăng từ 19,8% tại cuối quý I lên mức 20,9% vào cuối quý II/2023.

Khoản nợ xấu của ACB cũng tăng lên 1,07% vào cuối quý II, nhưng đây cũng là mức thấp nhất trong các NHTM trên thị trường.

Kết thúc quý II, ACB đạt 10.000 tỷ đồng lợi nhuận, hoàn thành 50% kế hoạch cả năm. Động lực lớn giúp lợi nhuận của ACB tăng trưởng đến từ thu nhập ngoài lãi tăng 28% so với cùng kỳ. 

Trong 6 tháng đầu năm, ACB đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng cá nhân và tổ chức vượt qua khó khăn với tổng số tiền lên tới gần 500 tỷ đồng.

Ngoài ra, ACB cũng triển khai các chương trình hỗ trợ kịp thời theo chỉ đạo của NHNN thông qua Gói hỗ trợ lãi suất 2% với tổng doanh số giải ngân hơn 1,5 nghìn tỷ; hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02 cho 117 khách hàng với tổng dư nợ 1,2 nghìn tỷ chỉ sau 2 tháng triển khai chương trình.

Bên cạnh kết quả kinh doanh hiệu quả, ACB luôn ưu tiên tuân thủ các tỷ lệ an toàn thanh khoản theo quy định của NHNN. 

Cụ thể, tỷ lệ LDR đạt mức 79% (dưới mức 85% so với quy định); Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn chiếm 19% (thấp hơn nhiều so với mức quy định 34%); Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ vượt xa mức quy định tối thiểu, ở mức 12.4%. Tỷ lệ CIR được cải thiện còn 31%, giảm so với mức 36% trong nửa năm 2022.

Đáng chú ý, thu nhập trên một nhân viên có sự cải thiện tốt qua các năm, hiện đạt bình quân ở mức 466 triệu/năm, tăng 12% mỗi năm trong vòng 5 năm trở lại đây. Mức thu nhập này đứng thứ 4 trong nhóm các ngân hàng có thu nhập tốt nhất trên thị trường.

Như vậy, trung bình doanh thu một nhân viên đem lại hàng năm tăng tới 15%, trong khi mỗi năm ngân hàng chỉ tăng 5% về số lượng nhân viên, cho thấy sự cải thiện trong hiệu suất hoạt động qua từng năm.

Trước đó, vào đầu tháng 6, ACB đã báo cáo kết quả về việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức 2022. Theo đó, đã có 506.615.264 cổ phiếu được phân phối, gồm 506.593.908 cổ phiếu phân phối cho 58.268 cổ đông theo tỷ lệ và 21.356 cổ phiếu được xử lý theo hình thức cổ phiếu lẻ. Hiện tại, ACB đang có 3.884.050.358 cổ phiếu lưu hành trên thị trường.

Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ Ngân hàng ACB tăng từ 33.774 tỷ đồng lên vượt mức 38.840 tỷ đồng. 

Ngoài lượng cổ phiếu trả cổ tức trên, cổ đông ngân hàng này còn được nhận thêm tổng cộng hơn 3.774 tỷ đồng cổ tức tiền mặt vào ngày 12/6 tới.

Đáng chú ý, đây là lần chia cổ tức tiền mặt trở lại sau 8 năm. Lần gần nhất ACB chi tiền mặt là vào giữa năm 2015 với tỷ lệ 7%, tổng số tiền đã thanh toán thời điểm đó là 627 tỷ đồng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều công ty trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang đang nằm trong danh sách 31 doanh nghiệp thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.