Agribank miền Trung: Bám sát mục tiêu cho vay "tam nông" để tạo đà tăng trưởng bền vững

01/01/1900 00:00 GMT+7
Năm 2019, Agribank nói chung và Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung (Agribank miền Trung) nói riêng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với những kết quả hết sức ấn tượng trong hoạt động kinh doanh.

Để đạt được thành công đó, Agribank miền Trung cũng như các đơn vị trực thuộc luôn bám sát định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Năm 2019, Agribank nói chung và Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung (Agribank miền Trung) nói riêng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với những kết quả hết sức ấn tượng trong hoạt động kinh doanh.

Ấn tượng từ những con số

Theo Agribank miền Trung, tổng nguồn vốn huy động của toàn khu vực đến 31/12/2019 là 154.174 tỷ đồng, tăng 18.665 tỷ đồng ( 13,8%) so với đầu năm (cùng kỳ năm 2018 tăng 12,8%, toàn hệ thống tăng 13,6%), đạt 106,5% kế hoạch tăng trưởng năm 2019 (toàn hệ thống đạt 135,8% kế hoạch).

Theo Agribank miền Trung, tổng nguồn vốn huy động trong khu vực năm 2019 là 154.174 tỷ đồng, tăng 18.665 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 13,8%, cao hơn cùng kỳ năm trước ( 12,8%).

So kế hoạch tăng trưởng năm 2019 có 12/17 Chi nhánh đạt và vượt kế hoạch. Đặc biệt, nguồn vốn huy động trong năm 2019 tăng trưởng khá và cao hơn cùng kỳ năm trước ( 12,8%). Kết quả này có được là nhờ các Chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong công tác huy động vốn, thực hiện quyết liệt các giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh.

Bên cạnh đó, triển khai kịp thời và có hiệu quả các chương trình huy động vốn do Trụ sở chính tổ chức gồm các chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng: “Gửi tiền trúng lớn cùng Agribank”, “Sinh lợi an toàn - Hàng ngàn giải thưởng”; phát hành trái phiếu dài hạn Agribank năm 2019; các chương trình huy động vốn do Chi nhánh tổ chức và áp dụng cơ chế lãi suất một cách linh hoạt theo quy định để thu hút nguồn tiền gửi của khách hàng.

Agribank luôn đồng hành và hỗ trợ vốn kịp thời cho nông dân phát triển kinh tế.

“Đến 31/12/2019, tổng dư nợ quy đổi (bao gồm ủy thác đầu tư) toàn khu vực đạt 168.897 tỷ đồng, tăng 18.623 tỷ đồng ( 12,4%) so với đầu năm (tốc độ tăng trưởng toàn hệ thống 11,7%), thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018 ( 16,9%), đạt 95,7% kế hoạch tăng trưởng năm 2019 (toàn hệ thống đạt 116,7% kế hoạch)…” – Đại diện Agribank miền Trung cho biết.

Năm 2019 dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 118.567 tỷ đồng, tăng 10.611 tỷ ( 9,8%) so với đầu năm, chiếm 70,2%/tổng dư nợ.

Về cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế thì ngành nông, lâm, thủy sản có tỷ trọng dư nợ cao nhất (31,9%/tổng dư nợ), với dư nợ là 53.872 tỷ đồng, tăng 3.259 tỷ đồng so với đầu năm. Dư nợ ngành bán buôn, bán lẻ là 43.110 tỷ đồng, tăng 8.255 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm 25,5%/tổng dư nợ. Dư nợ cho vay tiêu dùng là 37.805 tỷ đồng, tăng 4.131 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm 22,4%/tổng dư nợ. Dư nợ các ngành khác là 27.268 tỷ đồng, tăng 2.312 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm 16,1%/tổng dư nợ. Ngành xây dựng chiếm tỷ trọng thấp nhất (4,1%/tổng dư nợ) với dư nợ là 6.842 tỷ đồng, tăng 666 tỷ đồng so với đầu năm.

Tổng thu dịch vụ toàn khu vực năm 2019 đạt 777,6 tỷ đồng, tăng 118,3 tỷ đồng ( 17,9%) so với cùng kỳ năm 2018, đạt 99,9% so với kế hoạch năm 2019, chiếm 3,3%/tổng thu nhập.

Dư nợ cho vay “tam nông”chiếm hơn 70%

Có thể nói, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của khu vực miền Trung, Tây Nguyên đạt được những kết quả bứt phá như trong thời gian qua không thể không kể đến vai trò cũng như sự đồng hành của Agribank. 

Có thể nói, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của khu vực miền Trung, Tây Nguyên đạt được những kết quả bứt phá như trong thời gian qua không thể không kể đến vai trò cũng như sự đồng hành của Agribank.

Theo Agribank miền Trung, dư nợ cho vay nông nghiệp - nông thôn đạt 118.567 tỷ đồng, tăng 10.611 tỷ so với đầu năm, chiếm 70,2%/tổng dư nợ. Trng đó, cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ đạt 92.712 tỷ đồng, tăng 19.906 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 54,9%/tổng dư nợ. Một số Chi nhánh có tỷ trọng dư nợ cho vay theo Nghị định 55 cao như: Quảng Ngãi, Bắc Quảng Bình, Đăk Nông, Kon Tum...

Dư nợ cho vay phát triển thủy sản đạt 9.636 tỷ đồng, tăng 605 tỷ đồng ( 6,7%) so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 5,7%/tổng dư nợ, chủ yếu cho vay đối với lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thủy sản (chiếm tỷ trọng 70,9%/tổng dư nợ cho vay thủy sản).

Đặc biệt, tổng dư nợ cho vay cà phê đạt 15.903 tỷ đồng, tăng 1.242 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó: khu vực Duyên hải miền Trung đạt 224 tỷ đồng; khu vực Tây Nguyên đạt 15.678 tỷ đồng. Tỷ trọng cho vay trồng và chăm sóc cà phê chiếm tỷ trọng cao nhất là 63,8% (dư nợ 10.149 tỷ đồng); Thu mua, chế biến chiếm tỷ trọng 33,8% (dư nợ 5.376 tỷ đồng); Tái canh chiếm tỷ trọng 1,9% (dư nợ 296 tỷ đồng); Xuất khẩu chiếm tỷ trọng 0,5% (dư nợ 82 tỷ đồng). Ngoài ra, dư nợ cho vay hồ tiêu đạt 1.975,6 tỷ đồng, trong đó, khu vực Duyên hải miền Trung đạt 77,9 tỷ đồng và khu vực Tây Nguyên đạt 1.897,7 tỷ đồng...

Thời gian tới, Agribank trên toàn hệ thống nói chung và Agribank miền Trung nói riêng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tích cực đổi mới, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh.

Có thể nói, năm 2019, các Chi nhánh khu vực miền Trung đã có nhiều nỗ lực trong việc xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ sau xử lý và đạt được kết quả cao, đóng góp vào thành công chung của hệ thống sau 4 năm thực hiện phương án tái cơ cấu lại Agribank gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

Thời gian tới, Agribank trên toàn hệ thống nói chung và Agribank miền Trung nói riêng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tích cực đổi mới, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh. Nhất là phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến, có khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng trên địa bàn, đồng thời thực hiện các chủ trương, chính sách nhằm triển khai cổ phần hóa một cách hiệu quả.

Đoàn Hồng - Trần Hậu
Tags:
Cùng chuyên mục