Thứ năm, 16/05/2024

Bamboo Airways vẫn chưa tìm thấy con đường phát triển ổn định?

27/09/2023 5:00 PM (GMT+7)

Nhân sự cấp cao biến động thường xuyên và chiến lược kinh doanh dàn trải cho nội địa lẫn quốc tế, được cho là nguyên nhân hãng hàng không tư nhân non trẻ Bamboo Airways chưa thể ổn định hoạt động.

Tổng Giám đốc Bamboo Airways hiện nay là ông Nguyễn Ngọc Trọng, Phó Chủ tịch HĐQT của hãng. Tháng 7/2023, ông Trọng phải ngồi ghế CEO thay cho ông Nguyễn Minh Hải, người tự xin thôi chức. 

Ông Hải chỉ mới đảm nhận chức vụ CEO của hãng hồi cuối tháng 5 thay cho ông Nguyễn Mạnh Quân, người giữ ghế này từ tháng 7/2022.

Bamboo Airways vẫn chưa tìm thấy con đường phát triển ổn định? - Ảnh 1.

Máy bay của Bamboo Airways.

Như vậy, tính từ tháng 7 năm ngoái, hãng hàng không 4 tuổi đời này đã có 3 đời Tổng Giám đốc.

Cơ cấu chủ sở hữu cũng liên tục biến động sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt vào tháng 3/2022 (khi đang làm Chủ tịch tập đoàn FLC và Chủ tịch Bamboo Airways), với cáo buộc thao túng chứng khoán.

Bamboo Airways cất cánh chuyến bay thương mại đầu tiên vào đầu năm 2019, với tham vọng về một hãng hàng không 5 sao của cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết. Hãng nhanh chóng mở rộng đội tàu bay, mạng đường bay, dịch vụ đi kèm và ngay trong năm đầu tiên hoạt động.  Bamboo Airways đã trở thành hãng hàng không tư nhân trong nước đầu tiên khai thác máy bay thân rộng.

Đến cuối năm 2021, thời điểm trước khi các lãnh đạo cấp cao FLC dính vào lao lý, với đội bay gần 30 máy bay, mạng bay của Bamboo Airways phủ kín thị trường nội địa, với gần 20% thị phần và một số đường bay quốc tế kèm các dịch vụ đầy đủ.

Chiến lược kinh doanh này được xem là cạnh tranh trực tiếp với Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia với tuổi đời và nguồn lực vượt trội.

Bamboo Airways vẫn chưa tìm thấy con đường phát triển ổn định? - Ảnh 2.

Bamboo Airways cất cánh chuyến bay thương mại đầu tiên vào đầu năm 2019, với tham vọng về một hãng hàng không 5 sao. Ảnh: Bamboo Airways

Năm 2022, doanh thu thuần của Bamboo Airways đạt trên 11.700 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với 2021 nhưng vẫn lỗ lũy kế hơn 19.300 tỷ đồng. Để tăng quy mô, Bamboo Airways lên kế hoạch từ nay đến năm 2026, mỗi năm tăng thêm 8 - 10 máy bay, tăng giờ hoạt động của máy bay lên trên mức bình quân 10 giờ/máy bay/ngày hiện nay.

Từ tháng 7/2023, giữa nhiều thông tin về biến động nhân sự cấp cao, Bamboo Airways khẳng định hãng đang duy trì hoạt động bình thường. Doanh nghiệp cho biết đã quyết liệt tái cấu trúc và tiến hành nhiều cải tổ mạnh mẽ, đã nghiên cứu kỹ lưỡng và xây dựng nhiều phương án hoạt động để lựa chọn định hướng phát triển phù hợp và khả thi nhất.

Sacombank, chủ nợ lớn của Bamboo Airways, có chủ trương tham gia đầu tư vào hãng, và đang xúc tiến các thủ tục xin cơ quan quản lý chấp thuận. Thông tin này được ông Phan Đình Tuệ, thành viên HĐQT Bamboo Airways, thông tin tại phiên họp bất thường vào ngày 15/9 của hãng. 

Ông Tuệ từng làm Phó Tổng Giám đốc Sacombank từ năm 2012, và hiện nay là thành viên HĐQT của ngân hàng nhiệm kỳ 2022 - 2026.

Cũng theo ông Tuệ, Sacombank thực sự quan tâm đến quá trình tái cấu trúc Bamboo Airways và kỳ vọng vào sự phát triển của doanh nghiệp này. Tuy nhiên, việc Sacombank đầu tư vào Bamboo Airways được coi là đầu tư ngoài ngành tín dụng, nên phải tuân thủ các bước thủ tục cần thiết.

Reuters mới đây trích nguồn tin độc quyền cho biết Bamboo Airways đang đối mặt với vấn đề chậm trả lương cho phi công vì một số khó khăn tài chính. Theo nguồn tin, khoảng 30 phi công nước ngoài đến nay đã thôi việc ở Bamboo Airways, chiếm hơn 10% tổng số phi công của hãng.

Theo Reuters, đại diện của hãng đã gửi tin nhắn đến các phi công nước ngoài, nói họ sẽ nhận 35% lương tháng vào ngày 21/8, chậm một tuần so với thời hạn bình thường. Phần còn lại sẽ được thanh toán sau đó, khi có thông báo mới. 

Sau đó, phần lương còn lại đã được trả đủ. Tuy nhiên, kỳ lương ngày 15/9 vẫn chưa được phát tính đến ngày 25/9.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Trước tình hình giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và đại diện Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có lý giải tại buổi họp báo.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

Xe điện 'con cưng' của ông Phạm Nhật Vượng bàn giao ít nhất 20.000 chiếc trong năm nay, dự kiến thu về bao nhiêu tiền?

Xe điện 'con cưng' của ông Phạm Nhật Vượng bàn giao ít nhất 20.000 chiếc trong năm nay, dự kiến thu về bao nhiêu tiền?

Hãng xe điện Việt vừa công bố nhận cọc gần 28.000 chiếc VF 3 và đặt mục tiêu bàn giao ít nhất 20.000 xe ngay trong năm nay.

Xe máy điện 20 triệu đồng hút khách

Xe máy điện 20 triệu đồng hút khách

Giá xe máy điện Trung Quốc được các doanh nghiệp chào hàng từ 20 - 30 triệu đồng/chiếc, phổ biến là mức giá vừa hơn 20 triệu. Đây là phân khúc được nhiều người Việt quan tâm, chọn mua nhất gần đây.

Masan bán trọn công ty sản xuất vonfram ở Đức cho Mitsubishi

Masan bán trọn công ty sản xuất vonfram ở Đức cho Mitsubishi

Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đã đồng ý bán nguyên công ty sản xuất vonfram (còn gọi là tungsten) ở Đức cho một công ty thuộc Mitsubishi Nhật Bản nhằm tập trung nguồn lực cho bán lẻ, mảng kinh doanh cốt lõi của Masan.

TP.HCM lần đầu tiên có hội chợ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP

TP.HCM lần đầu tiên có hội chợ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP

Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 1 năm 2024 chính thức khai mạc với gần 200 gian hàng, gồm các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP.