Bầu Kiên, Huyền Như và 2 ngân hàng 0 đồng “nóng” đại hội cổ đông ACB

Trần Giang Thứ sáu, ngày 08/04/2016 15:20 PM (GMT+7)
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) sáng nay (8.4), nóng với hàng loạt câu hỏi từ cổ đông chất vấn gay gắt HĐQT, ban điều hành của ngân hàng về nợ tồn đọng của nhóm 6 công ty có liên quan đến Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), vụ án Huyền Như, tiền gửi của hai ngân hàng 0 đồng…
Bình luận 0

img

Truy đến cùng khoản nợ của Bầu Kiên, Huyền Như

Ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc ACB, cho biết năm 2015 các vấn đề cơ bản đã xử lý xong. Đối với 6 công ty, tổng nợ là 5.657 tỷ đồng với cân đối là tài sản đảm bảo và cổ phiếu của các doanh nghiệp BĐS, phía kiểm toán đã khẳng định ngân hàng sẽ cân đối được đối với khoản vay này.

“Tuy nhiên ACB còn phải cố gắng, thảo luận đưa ra phương án xử lý với người vay bán tài sản đảm bảo để thu hồi, cố gắng thu hồi ở mức 2.000 tỷ đồng. Ban lãnh đạo đánh giá nợ đã cân đối theo giá tài sản hiện nay và có thể thu hồi được nợ gốc. Bên cạnh đó, tài sản đảm bảo của nhóm 6 công ty được đánh giá thường xuyên hàng quý”, ông Toàn giải thích.

Tỏ vẻ không hài lòng, một cổ đông khác tiếp tục chất vấn rất gay gắt: “Liên quan đến nợ cho vay từ 6 công ty, số dư nợ 2.237 tỷ và khoản đầu tư trái phiếu 2.429 tỷ đồng được xếp vào nợ nhóm 2, trích lập dự phòng 5%. Từ góc độ của ACB thì khả năng thu 95% còn lại là bao nhiêu? Nếu không thu hồi được thì ACB sẽ trích lập dự phòng bao nhiêu?”.

Ông Toàn cho biết. ACB đang trong quá trình thu hồi khoản cho vay này. “Tài sản đảm bảo khoản vay nhiều hơn nợ vay, ACB đã tiến hành bán tài sản đảm bảo và thu về khoảng 1,000 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ tiếp tục bán tài sản và dự kiến thu về xấp xỉ 3.000 tỷ đồng vào quý II.2015. ACB kỳ vọng bán phần tài sản còn lại đủ để cân đối và thu hồi hết số nợ”, ông Toàn cho biết.

Ông Toàn cho biết thêm, ACB có kế hoạch trích lập dự phòng 2.000 tỷ đồng trong năm 2015 là đã tính đến các tình huống xấu để đảm bảo lợi nhuận kế hoạch hơn 1.300 tỷ đồng.

Cũng liên quan đến nhóm 6 công ty của Bầu Kiên, một cổ đông chất vấn: “Khoản tiền gửi 600 tỷ đồng tại một ngân hàng thương mại như thế nào? (Theo báo cáo hợp nhất kiểm toán năm 2014, ACB có khoản tiền gửi tại Ngân hàng “E” số tiền 600 tỷ đồng, khoản tiền gửi này đã trở thành khoản vay được đảm bảo thanh toán bằng trái phiếu do một công ty trong nhóm 6 công ty phát hành cho Ngân hàng “E”)?”

Về câu hỏi này, ông Toàn cho biết khoản tiền gửi 600 tỷ đồng này đã tất toán trong quý 1.2015 và không còn ảnh hưởng trong hoạt động của ACB.

Liên quan đến vụ án Huyền Như, một cổ đông chất vấn: “Ai chịu trách nhiệm cho thất thoát của ngân hàng?”

Đại diện ACB cho biết tòa phúc thẩm kết luận Huyền Như phải chịu trách nhiệm cho các thiệt hại của Ngân hàng, ACB sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng để thu hồi khoản tiền này.

Thu hồi khoản tiền gửi từ 2 ngân hàng 0 đồng thế nào?

Làm rõ hơn về khoản nợ của hai ngân hàng bị mua 0 đồng (GPBank và Ngân hàng Xây dựng), một cổ đông chất vấn: “Khoản tiền gửi 400 tỷ và 700 tỷ đồng tại các ngân hàng khác như thế nào?” (theo báo cáo hợp nhất năm 2014, ACB ủy thác cho nhân viên gửi 719 tỷ tại Ngân hàng "A" đã quá hạn, 400 tỷ đồng tiền gửi tại Ngân hàng "C" đã quá hạn - NHNN đã tuyên bố mua lại bắt buộc toàn bộ vốn của Ngân hàng "C" với giá 0 đồng).

Ông Toàn cho biết, trong năm 2016, ACB sẽ tất toán các khoản nợ liên ngân hàng. Theo đó, ngân hàng có tiền gửi 400 tỷ đồng và hơn 700 tỷ đồng.

“ACB tin tưởng theo lộ trình đề án tái cấu trúc cũng như đã làm việc với các ngân hàng là sẽ thu hồi được mặc dù thủ tục chậm hơn”, ông Toàn cam kết.

Theo ông Toàn, một trong hai khoản đảm bảo cho khoản tiền gửi này có tài sản đảm bảo là trụ sở làm việc của các ngân hàng này và được đảm bảo bằng 110% giá trị tiền gửi.

“Ban điều hành ACB hy vọng trong năm 2015 có thể xử lý các vấn đề này, và ACB đã đàm phán với các ngân hàng và cơ quan thanh tra giám sát về quá trình xử lý các khoản nợ tiền gửi còn tồn đọng”, ông Toàn cho biết thêm.

Ông Toàn cho biết thêm từ quý IV.2015, ACB và Ngân hàng Xây dựng  (CBBank) đã cơ cấu khoản nợ này trong 5 năm, mỗi năm trả 1/5 khoản nợ, lãi trả 2%/năm, tài sản đảm bảo cho khoản nợ này là trụ sở của CBBank. Hết quý I.2016, giá trị đảm bảo lớn hơn khoản nợ này.

Năm 2015, ACB đã trích 176 tỷ đồng cho khoản nợ của CBBank. Trong quý II.2015 khoản nợ trở lại nhóm 1 và hoàn nhập trích lập dự phòng, tăng thu nhập bất thường cho ACB.

“Còn món nợ từ GPBank là 772 tỷ đồng, ACB đã thực hiện mua tài sản để gán nợ, đã lấy hơn 500 tỷ đồng mua nợ và chuyển khoản nợ từ không sinh lời tốt thành khoản nợ sinh lời tốt với lãi suất 9,2%/năm. Còn lại 272 tỷ đồng đến tháng 9.2016, ACB sẽ tiếp tục mua những tài sản do chính GPBank sở hữu”, ông Toàn cho biết.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem