Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói gì về việc chặn "đại gia" sở hữu chéo, thao túng ngân hàng?

An Linh Thứ năm, ngày 23/11/2023 18:48 PM (GMT+7)
Tiếp thu, giải trình ý kiến của Đại biểu Quốc hội góp ý về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi ngày hôm nay 23/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết bản thân các tổ chức tín dụng đã có bộ phận kiểm soát để chặn thao túng của giới chủ doanh nghiệp, sở hữu ngân hàng.
Bình luận 0

NHNN luôn quan tâm kiểm soát hiện tượng "đại gia" thao túng ngân hàng

Cuối phiên thảo luận chiều 23/11 tại hội trường Quốc hội về dự thảo Luật Tổ chức tín dụng sửa đổi đang được Quốc hội cho ý kiến, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định, việc chặn sở hữu chéo, thao túng đầu ra của tổ chức tín dụng được nhiều đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm bởi thực tế, có ngân hàng do ông chủ doanh nghiệp là cổ đông chi phối; gần đây vụ việc xảy ra ở Ngân hàng Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) với Tập đoàn Vạn Thịnh Phát gây xôn xao, lo lắng trong nhân dân.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói gì về việc chặn "đại gia" sở hữu chéo, thao túng ngân hàng? - Ảnh 1.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng - Ảnh: QH.

Bà Hồng cho rằng trong dự thảo Luật Tổ chức tín dụng sửa đổi lần này có quy định giảm tín dụng cho khách hàng hoặc khách hàng có liên quan từ 15% xuống 10% dư nợ. Một số đại biểu nêu có lộ trình, và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có đề xuất giao Chính phủ xây dựng lộ trình này.

Về thanh tra, giám sát, bà Hồng cho biết bản thân Ngân hàng Nhà nước luôn nhận diện được thanh tra, giám sát là thường xuyên, liên tục. Tại các ngân hàng, cũng có bộ phận giám sát, kiểm tra này. NHNN tăng cường trách nhiệm giám sát tối cao của bộ phận này ở các tổ chức tín dụng nhằm để họ không phải thực hiện mệnh lệnh của các ông chủ ngân hàng.

"Tổ chức tài chính phải là người giám sát tối cao hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban điều hành ngân hàng. Đó là một số giải pháp để tăng cường, hoàn thiện chỉnh lý để giảm thao túng, sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng", bà Hồng nói.

Liên quan đến hoạt động can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt và cho vay đặc biệt mà nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, Thống đốc NHNN khẳng định đây là vấn đề rất lớn, nên phải có quy định pháp luật, trong trường hợp đặc biệt, xảy ra sự cố, các tổ chức mới tổ chức thực hiện được. 

"Thời gian vừa qua, khi chúng tôi thực hiện tái cơ cấu ngân hàng 0 đồng, xử lý ngân hàng yếu kém hay xử lý sự cố SCB, trong quá trình tham vấn các cơ quan bộ, ngành, các bộ ngành đều nêu là giải pháp thực hiện việc can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt và cho vay đặc biệt tổ chức tín dụng được quy định khoản nào, điều nào trong luật", bà Hồng nêu.

Lãnh đạo NHNN nêu: "Chúng tôi nhận thức được, nếu trong Luật Các Tổ chức tín dụng không quy định các biện pháp nêu trên, sau này nếu trường hợp cần xử lý sớm rất khó có cơ sở thực hiện", bà Hồng nói.

Lãnh đạo NHNN nêu, theo báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các giải pháp hỗ trợ đối với tổ chức tín dụng trong quá trình can thiệp sớm, cho vay đặc biệt phải có tài sản đảm bảo. Cơ quan soạn thảo nhận thấy đây là những điều hướng đến quy định phổ quát trong hoạt động ngân hàng, bản thân các tổ chức tín dụng phải nhận thức được trách nhiệm của mình, không ỷ lại, nhận trách nhiệm được rủi ro phát sinh, gây hệ luỵ. 

Bà Hồng cho biết, băn khoăn lớn của NHNN là cơ quan soạn thảo băn khoăn vì ngân hàng có tác động lan truyền, ảnh hưởng an ninh tiền tệ quốc gia. Nếu trường hợp khẩn thiết mà Luật quy định không có, lúc ấy khi cơ quan quản lý rất khó có thể biện pháp xử lý được. 

Bà Hồng đề nghị các cấp có thẩm quyền cần có cơ sở pháp lý đối với các hoạt động kiểm soát, can thiệp đặc biệt để trong trường hợp cấp thiết khi sự việc ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ quốc gia, các cấp có thẩm quyền xử lý.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem