Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Giao thông nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo

16/10/2019 05:57 GMT+7
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng, việc phát triển giao thông nông thôn giúp kết nối các vùng miền từ trung ương đến vùng miền xa xôi của tổ quốc, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Quyết định 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã xây dựng, cải tạo nâng cấp đưa vào khai thác sử dụng nhiều tuyến đường mới góp phần phát triển kinh tế làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn, nông nghiệp.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Giao thông nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo - Ảnh 1.

Giao thông nông thôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội.

Nông thôn nước ta chiếm vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ chủ quyền đất nước. Đây là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm bảo đảm an ninh lương thực quốc giá, cung cấp nông sản cho xuất khẩu, thu ngoại tệ tạo điều kiện vốn cho phát triển kinh tế xã hội.

Đặc biệt, nông nghiệp phát triển tạo tiền đề cho phát triển toàn bộ nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Khu vực nông nghiệp, nông thôn là nơi tiệu thụ sản phẩm của sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy công nghiệp phát triển.

Cùng với đó, khu vực nông nghiệp, nông thôn còn là địa bàn quan trọng đảm bảo quốc phòng an ninh, bảo đảm sự ổn định của toàn bộ hệ thống chính trị, là nơi giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thông dân tộc.

Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN), năm 2019, có 65,5% dân số sinh sống ở nông thôn với dân số là 63,149 triệu người. Nông thôn là nơi cung cấp nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, sản xuất lương thực thực phẩm, nhưng do hạ tầng giao thông nông thôn chưa đồng bộ khiến cho việc phát triển kinh tế xã hội tại nông thôn gặp nhiều khó khăn.

Qua đó, Ban chấp hành Trung ương khoá X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chính phủ ban hành các Nghị quyết số 2ư4/2008/ND-CP ngày 28/10/2008 nhằm thực hiện Nghị quyết số 26-Nd/TW, Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về chương trình giám nghèo nhanh và bền vững thời kỳ từ năm 2011 – 2020... Đặc biệt, Thủ tướng ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 và Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.

Nắm rõ vai trò quan trọng của vùng nông thôn, nông nghiệp, Bộ GTVT đã kết hợp cùng với các Bộ, Ngành ở Trung ương và các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển giao thông nông thôn, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020.

Trong đó, các địa phương chịu trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông nông thôn theo hướng dẫn của Bộ GTVT, tổ chức quản lý, đầu tư xây dựng, bảo trì và bảo vệ hạ tầng giao thông nông thôn.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Giao thông nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo - Ảnh 2.

Giao thông là cầu nối các vùng miền với nhau.

Bộ GTVT cho biết, 10 năm trước đường giao thông nông thôn chưa được quan tâm, một số loại đường như ngõ xóm, đường trục nội đồng chưa được xem xét, đánh giá; tỷ lệ cứng hoá còn thấp. Vào năm 2010 chiều dài đường giao thông nông thôn là 270.950 km, cứng hoá đạt 101.882 km đạt 37,6%. Trong đó, đường xã dài 71.440 km, cứng hoá được 27.376 km đạt 38%; đường ngõ xóm dài 4.936 km, cứng hoá 666 km; Trục đường nội đồng dài 43.453 km cứng hoá được 9.618 km đạt 22%.

"Năm 2010 có 214 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, 331 xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã nhưng chưa được kiên cố hoá, chưa đi lại được 4 mùa do mưa lũ,... Sau 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 cả nước đã đạt được nhiều thành tích quan trọng. Đáng chú ý, thu nhập của người dân tăng cao, bình quân thu nhập đầu người khu vực nông thôn đã tăng 3,5 lần từ 9,1 triệu đồng năm 2008 lên 32 triệu đồng năm 2017", đại diện Bộ GTVT cho biết.

Tuy nhiên, hệ thống giao thông nông thôn ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo còn nhiều khó khăn, cả nước còn 13 xã chưa có đường ô tô đến trụ sở UBND xã,; 101 xã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã nhưng không đi lại được 4 mùa, rất nhiều xã chưa cứng hoá được lớp mặt đường nên việc đi lại còn khó khăn, nhất là trong mùa mưa lũ.

Đánh giá về hạ tầng giao thông nông tin phát triển trong 10 năm qua, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng: "Việc phát triển giao thông nông thôn giúp kết nối các vùng miền từ trung ương đến vùng miền xa xôi của tổ quốc, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội. Nếu quốc lộ, đường cao tốc là mạch máu kinh tế, kết nối trung tâm kinh tế, chính tri, cảng biển, cảng hàng không,... thì giao thông nông thôn có vai trò quan trọng, có chức năng liên kết các vùng, khóm, ấp, thôn, từ miền núi đến vùng sâu vùng xa, hẻo lánh, kết nối với tỉnh lộ, quốc lộ, tạo thành mạnh máu giao thông từ trung ương đến địa phương".

"Giao thông nông thôn giúp người nông dân, người nghèo thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, nếu không có hệ thống giao thông này thì nông dân không thể bán sản phẩm của mình làm ra, không thể đưa các sản phẩm nông nghiệp tới các địa phương khác. Đặc biệt, giao thông nông thôn có vài trò to lớn đối với với người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh: "Sau 10 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giao thông nông thôn ở vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long thay đổi rất lớn góp phần tích cực vào xóa đói giảm nghèo. Nững vùng có giao thông nông thôn phát triển tốt đời sống người dân cải thiện tốt, từng con cá, cái cây, sản phẩm nông nghiệp đều được lưu thông nhanh chóng, giảm chi phí, tạo điều khiện cho bà con nâng cao thu nhập".

Thế Anh
Cùng chuyên mục