Quảng Ngãi: Những mục tiêu kinh tế hướng đến của xã được chọn tổ chức Đại hội Đảng đầu tiên

Công Xuân
07/07/2025 10:43 GMT +7
Trong tâm thế sẵn sàng cùng tỉnh nhà và cả nước bước sang trang mới sau hợp nhất, tinh gọn tổ chức bộ máy…xã Khánh Cường đã nhận diện thế mạnh của địa phương, để đưa ra và quyết tâm hoàn thành đạt mức cao nhất những mục tiêu kinh tế, xã hội trong nhiệm kỳ đến 2025-2030.

Đôi nét về xã được chọn tổ chức Đại hội Đảng đầu tiên của Quảng Ngãi mới

Xã Khánh Cường nằm gần cuối phía Nam của tỉnh Quảng Ngãi. Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, vượt qua tác động nặng nề của đại dịch Covid-19; thiên tai diễn biến phức tạp…xã Khánh Cường đã đạt nhiều kết quả.

Bí thư Đảng uỷ xã Khánh Cường Đỗ Tâm Hiển.Ảnh: ĐX

Theo đó cơ cấu kinh tế của xã Khánh Cường đã tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng; các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.

Đại hội Đảng bộ Sở Nông nghiệp và Môi trường Lạng Sơn lần thứ I: Khởi đầu mới cho một chặng đường đột phá

Tổng giá trị sản xuất ước đạt 11.724,73 tỷ đồng, trong đó Nông–lâm nghiệp đạt 1.988,73 tỷ đồng, chiếm 17%; công nghiệp–xây dựng đạt 5.341 tỷ đồng, chiếm 45,5%; thương mại – dịch vụ 4.395 tỷ đồng, chiếm 37,5%.

Bình quân giá trị sản xuất hàng năm ước đạt 2.344,75 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 5 năm đạt khoảng 7,8%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 58 triệu đồng.

Tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp - xây dựng trên địa bàn giai đoạn 2020 - 2025 ước đạt 2.559 tỷ đồng; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư, hoàn thiện.

Tổng sản lượng lương thực giai đoạn 2020-2025 của Khánh Cường ước đạt 68.519,56 tấn; bình quân sản lượng lương thực hàng năm đạt 13.703,9 tấn; giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác ước đạt 87 triệu đồng/năm; công tác dồn điền đổi thửa đã thực hiện được 170,24 ha….Ảnh: CX

Về sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp, tổng sản lượng lương thực giai đoạn 2020-2025 ước đạt 68.519,56 tấn; bình quân sản lượng lương thực hàng năm đạt 13.703,9 tấn; giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác ước đạt 87 triệu đồng/năm; công tác dồn điền đổi thửa đã thực hiện được 170,24 ha….

Các ngành nghề truyền thống như sản xuất sợi hủ tiếu, bún, mì quảng, đồ gốm được duy trì, số hộ sản xuất kinh doanh cá thể ngày càng tăng và đa dạng ngành nghề.

Thời gian qua, Khánh Cường đã phối hợp với sở, ngành chức năng của tỉnh, tổ chức nhiều hoạt động, lễ hội trên khu vực Đầm An Khê nhằm quảng bá du lịch cộng đồng, tạo điểm đến kết nối di chỉ văn hóa Sa Huỳnh với đầm An Khê….Ảnh: ĐX

Hoạt động du lịch bước đầu có bước phát triển, trong đó đáng chú ý là phối hợp với sở, ngành chức năng của tỉnh, tổ chức nhiều hoạt động, lễ hội trên khu vực Đầm An Khê nhằm quảng bá du lịch cộng đồng, tạo điểm đến kết nối di chỉ văn hóa Sa Huỳnh với đầm An Khê….

Nhận diện tiềm năng, nắm bắt cơ hội để phát huy thế mạnh

Trò chuyện với PV Dân Việt về mục tiêu trong nhiệm kỳ đến, Bí thư Đảng uỷ xã Khánh Cường Đỗ Tâm Hiển nhìn nhận, cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị; phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…đã mở ra không gian phát triển rộng, thuận lợi hơn để các địa phương trong cả nước phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế.

Tiếp tục đẩy mạnh cơ giới hoá trong nông nghiệp, một ưu tiên của xã Khánh Cường trong nhiệm kỳ đến.Ảnh: CX

Ngay trong những thời khắc đầu tiên cùng cả nước bước sang kỷ nguyên mới, xã Khánh Cường cũng đã nhận diện được thế mạnh của địa phương, để đưa ra và quyết tâm hoàn thành đạt mức cao nhất những mục tiêu kinh tế, xã hội trong nhiệm kỳ đến 2025-2030.

Hàng loạt dự án trọng điểm đã, đang và sẽ triển khai trên địa bàn, gắn với di sản văn hóa Sa Huỳnh dự báo sẽ tạo ra cho xã Khánh Cường nhiều cơ hội, tiềm năng để khai thác, phát triển du lịch, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội toàn diện…

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị; phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…đã mở ra không gian phát triển rộng, thuận lợi hơn để các địa phương trong cả nước phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế. Theo đó Đảng bộ và nhân dân xã Khánh Cường cũng đã nhận diện được thế mạnh của địa phương, để đưa ra và quyết tâm hoàn thành đạt mức cao nhất những mục tiêu kinh tế, xã hội trong nhiệm kỳ đến 2025-2030.

Bí thư Đảng uỷ xã Khánh Cường Đỗ Tâm Hiển

Vì vậy trong nhiệm kỳ 2025 – 2030, xã Khánh Cường đã đặt ra các chỉ tiêu, mục tiêu và quyết tâm hoàn thành đạt kết quả cao nhất.

Tiếp tục chuyển dịch cấu cấu để tăng giá trị trong sản xuất nông nghiệp.Ảnh: CX

Trong đó về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm trên địa bàn bình quân giai đoạn 2026 - 2030 trên 10%/năm; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hàng năm đạt mức chỉ tiêu tỉnh giao.

Các chỉ tiêu về xã hội đến năm 2030, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ trên 30%; tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 38% và không còn hộ nghèo (theo quy định về chuẩn nghèo của Trung ương); thu nhập bình quân đầu người tăng bình quân 7 - 8%/năm.

Sản xuất đồ gốm, một nghề truyền thống lâu đời của người dân Khánh Cường.Ảnh: ĐX-NĐ

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh; phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ.

Tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, phát triển nông nghiệp theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường….

Hàng loạt dự án trọng điểm đã, đang và sẽ triển khai trên địa bàn, gắn với di sản văn hóa Sa Huỳnh dự báo sẽ tạo ra cho xã Khánh Cường nhiều cơ hội, tiềm năng để khai thác, phát triển du lịch, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội toàn diện…

Đẩy mạnh thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, nhất là kết nối cung cầu các sản phẩm OCOP của địa phương.

Huy động các nguồn lực đầu tư, giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa Sa Huỳnh, di tích Đầm An Khê, Bệnh xá Đặng Thùy Trâm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và kinh tế - xã hội ở địa phương. Khôi phục các nghề truyền thống, như: Mây tre đan (Mỹ Trang), gốm Sứ (Vĩnh An)….


Xã Khánh Cường được thành lập trên cơ sở sắp xếp và hợp nhất nguyên trạng 2 xã Phổ Cường - Phổ Khánh (thuộc TX.Đức Phổ cũ), có diện tích tự nhiên 103,98 km², quy mô dân số 28.964 người.